OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống


Các bài học ở phần Động vật không xương sống đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính đa dạng của động vật không xương sống

1.1.1. Ngành động vật nguyên sinh

Ngành động vật nguyên sinh

Hình 1: Ngành động vật nguyên sinh

Trùng roi

  • Nơi sống: Sống trong nước : ao, hồ đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa.
  • Dinh dưỡng:
    • Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.

    • Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

    • Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.

  • Sinh sản: Trùng roi sinh sản vô tính theo cách  phân đôi theo chiều dọc cơ thể 

 Trùng biến hình

  • Nơi sống: Chúng sống ở mặt bùn trong các ao hồ bị tù động hoặc nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao hồ.
  • Cấu tạo:

    • Cơ thể đơn bào  chỉ gồm 1 khối chất nguyên sinh và 1 nhân.

    • Hình dạng không nhất định.

  • Di chuyển: Di chuyển và bắt mồi bằng chân giả.
  • Dinh dưỡng: Quá trình bắt mồi và tiêu hóa mồi theo trình tự như sau:

    • Khi một chân giả tiếp cận mồi.

    • Lập tứ hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi .

    • Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh .

    • Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa 

  • Sinh sản: Bằng hình thức phân đôi.

Trùng giày

  • Di chuyển: Bằng lông bơi 
  • Dinh dưỡng:
    • Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng , hầu rồi được vo thành viên trong không bào tiêu hóa .
    • Không bào tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
    • Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát nằm cuối cơ thể .
  • Sinh sản: 
    • Vô tính : bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
    • Hữu tính: bằng cách tiếp hợp.

Trùng kiết lị

  • Nơi sống: Trùng kiết lị sống kí sinh trong ruột người, xâm nhập vào cơ thể người qua thức ăn & nước uống.
  • Cấu tạo: Có cấu tạo đơn giản, cơ thể đơn bào 

  • Di chuyển: Di chuyển bằng chân giả nhưng chân giả rất ngắn.

  • Dinh dưỡng: Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ.

  • Sinh sản: Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.

Trùng sốt rét

  • Nơi sống: Sống kí sinh trong máu người & tuyến nước bọt của muỗi Anophen
  • Cấu tạo và dinh dưỡng: 

    • Có kích thước rất nhỏ có cấu tạo đơn giản,cơ thể đơn bào.

    • Không có bộ phận di chuyển.

    • Dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào.

  • Vòng đời: Trùng sốt rét chui vào hồng cầu  để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới , phá vỡ hồng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu.
  • Sinh sản: Sinh vô tính với tốc độ rất nhanh.

Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

  • Có cấu tạo đơn bào , kích thước hiển vi.
  • Sống dị dưỡng , 1 số có khả năng tự dưỡng và kí sinh gây bệnh.
  • Di chuyển bằng chân giả, roi boi hoặc lông bơi.
  • Hầu hết sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
  • Gặp điều kiện bất lợi, 1 số ĐVNS hình thành bào xác để tự vệ.

1.1.2. Ngành ruột khoang

Ruột khoang là một trong những động vật đa bào bậc thấp, có cơ thể đối xứng tỏa tròn.

 

 

Ngành ruột khoang

Hình 2: Ngành ruột khoang

Thủy tức

  • Nơi sống: Sống ở nước ngọt, chúng bám vào cây thủy sinh.

  • Hình dạng ngoài và di chuyển:

    • Cơ thể có hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn.  Cơ thể gồm 2 phần:

      • Phần dưới là đế bám .

      • Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.

    • Di chuyển bằng 2 cách: Theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu.

  • Dinh dưỡng: Thủy tức bắt mồi bằng các tua miệng rồi đưa qua miệng & vào ruột túi, tại đây thức ăn được tiêu hóa chất bã, sau đó được thải ra ngoài qua miệng.
  • Sinh sản:
    • Sinh sản vô tính: Bằng cách mọc chồi từ cơ thể mẹ.
    • Sinh sản hữu tính: bằng sự thụ tinh giữa tinh trùng & trứng tạo thành hợp tử.
    • Tái sinh: Là 1 phần của cơ thể mẹ tạo ra 1 cơ thể mới

 Sứa

Cấu tạo cơ thể bổ dọc của Sứa

Hình 3: Cấu tạo cơ thể bổ dọc của Sứa

  • Cấu tạo:
    • Cơ thể sứ hình dù , miệng ở dưới , có tầng keo dày , khoang tiêu hóa hẹp
    • Cơ thể đối xứng tỏa tròn .

 

  • Di chuyển: Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù. 

 Hải quỳ

  • Cơ thể hình trụ, ngắn.
  • Miệng ở trên các tua miệng  xếp đối xứng .
  • Tầng keo dày
  • Khoang tiêu hóa xuất hiện vách ngăn
  • Sống bám vào đá, ăn động vật nhỏ .

 San hô

  • Cơ thể hình trụ, có dạng cành cây
  • Miệng ở trên .
  • Khoang tiêu hóa có nhiều vách ngăn thông với nhau giữa các cá thể.
  • Không di chuyển, sống bám .

Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang

Giữa ruột khoang sống bơi lội tự do và ruột khoang sống bám có  các đặc điểm chung là :

  • Cơ thể đối xứng tỏa tròn
  • Có ruột dạng túi (gọi là ruột khoang)
  • Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
  • Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

1.1.3. Ngành ruột khoang

Ngành giun tròn

Hình 4: Ngành giun tròn

 Giun đũa

  • Môi trường sống: Kí sinh trong ruột non của người.
  • Cấu tạo ngoài: Hình trụ thon dài, cơ thể tròn có lớp vỏ cuticun bao bọc.

  • Cấu tạo trong và di chuyển:

    • Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển, khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hoá dạng thẳng có lỗ hậu môn. Tuyến sinh dục dài cuộn khúc

    • Di chuyển hạn chế nhờ lớp cơ dọc

  • Dinh dưỡng: Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn . Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh.
  • Sinh sản: 

    • Cơ quan sinh dục:

      • Cơ quan sinh dục dạng ống dài, Con cái 2 ống, Con đực 1 ống.

      • Thụ tinh trong. Đẻ nhiều trứng.

    • Vòng đời giun đũa: Giun đũa→ đẻ trứng→ ấu trùng trong trứng → Thức ăn sống → Ruột non (Ấu trùng) → Máu, gan, tim, phổi   

Vòng đời của giun đũa trong cơ thể người

Hình 5: Vòng đời của giun đũa trong cơ thể người

 

 Giun kim

  • Kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em.
  • Đêm, giun cái liên tục tìm đến hậu môn đẻ trứng gây ngứa ngáy.
  • Trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng 

 Giun móc câu

  • Kí sinh ở tá tràng làm người bệnh xanh xao, vàng vọt.
  • Ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân, khi người đi chân đất ở vùng có ấu trùng giun móc câu sẽ dễ bị mắc bệnh.

Giun rễ lúa

Kí sinh ở rễ lúa gây thối rễ, lá úa vàng rồi cây chết.

 Đặc điểm chung của ngành giun tròn

  • Cơ thể có hình trụ thường thuôn 2 đầu. 
  • Có lớp vỏ cuticun thường trong suốt. 
  • Có khoang cơ thể chưa chính thức
  • Cơ quan tiêu hóa dạng ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.

1.1.4. Ngành Thân mềm

Ngành thân mềm

Hình 6: Ngành thân mềm

 Ốc sên

  • Vỏ đá vôi, xoắn ốc
  • Có chân lẻ

 Vẹm

  • Hai vỏ đá vôi
  • Có chân lẻ

Mực

  • Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất
  • Cơ quan phát triển thành 8 hay 10 tua miệng

1.1.5. Ngành chân khớp

Ngành chân khớp

Hình 7: Ngành chân khớp

Tôm

  • Có cả chân bơi, chân bò
  • Thở bằng mang

Nhện

  • Có 4 chân
  • Thở bằng phổi và ống khí

Bọ hung

  • Có 3 đôi chân
  • Thở bằng ống khí
  • Có cánh

1.2. Sự thích nghi của động vật không xương sống

STT

Tên động vật

Môi trường sống

Sự thích nghi

Kiểu dinh dưỡng

Kiểu di chuyển

Kiểu hô hấp

1 2 3 4 5 6
2 Trùng giày

Nước bẩn

Dị dưỡng

Bơi bằng lông

Khuếch tán qua màng cơ thể

3

Thuỷ tức

Ở nước ngọt

Dị dưỡng

Bám cố định

Khuếch tán qua da

4

Giun đất

Sống trong đất

Ăn chất mùn

Đào đất để chui

Khuếch tán qua da

5

Tôm

Ở nước (ngọt, mặn)

Ăn thịt ĐV khác

Bơi, bò, bật

Thở bằng mang

6

Chấu Chấu

Trên cạn

Ăn thực vật

Bay, bò, nhảy

Ống khí

Bảng 1: Sự thích nghi của động vật không xương sống

1.3. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống

STT

Tầm quan trọng thực tiễn

Tên loài

1

Làm thực phẩm

Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực…

2

Có giá trị xuất khẩu

Tôm, cua, mực…

3

Được nhân nuôi

Tôm, sò, cua…

4

Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh

Mật ong, mai mực…

5

Làm hại cơ thể động vật và người

Sán lá gan, giun đất…

6

Làm hại thực vật

Châu chấu, ốc sên, sâu hại…

Bảng 2: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS

1.4. Tóm tắt ghi nhớ

Cơ thể đa bào

Đối xứng hai bên

Cơ thể có bộ xương ngoài

Bộ xương ngoài bằng kitin

 Cơ thể thường phân đốt

- Cả chân cũng phân đốt, một số có cánh

Ngành chân khớp
Cơ thể mềm

Thường không phân đốt và có vỏ đá vôi

Ngành Thân mềm

Dẹp, kéo dài hoặc phân đốt

Các ngành giun

Đối xứng toả tròn

- Cơ thể thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào

- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ

Ngành ruột khoang

Cơ thể đơn bào

- Chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể

- Kích thước hiển vi

Ngành ĐVNS

Bảng 3: Tóm tắt kiến thức về ĐVKSX

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 30 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Tính đa dạng của ĐVKXS.

  • Sự thích nghi của ĐVKXS với MT.

  • Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và đời sống.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập phần I - Động vật không xương sống cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Ôn tập phần I - Động vật không xương sống để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 101 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 101 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 101 SGK Sinh học 7

Bài tập 4 trang 101 SGK Sinh học 7

3. Hỏi đáp Bài 30 Chương 5 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
OFF