Lớp hình nhện đã biết khoảng 36 nghìn loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên. Chúng thích sống ở nơi hang hốc, rậm rạp và hoạt động chủ yếu vào đêm. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhện
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo
- Cơ thể nhện gồm: phần đầu - ngực và phần bụng
Hình 1: Cơ thể nhện
- Các bộ phận của nhện như sau:
Hình 2: Cấu tạo ngoài của Nhện
1- Kìm, 2- Chân xúc giác, 3- Chân bò, 4- Khe thở,
5- Lỗ sinh dục, 6- Núm tuyến tơ
Các phần cơ thể |
Tên các bộ phận quan sát thấy |
Chức năng |
Phần đầu – ngực |
Đôi kìm có tuyến độc |
Bắt mồi và tự vệ |
Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) |
Cảm giác về khứu giác, xúc giác |
|
4 đôi chân bò |
Di chuyển và chăng lưới |
|
Phần bụng |
Phía trước là đôi khe thở |
Hô hấp |
Ở giữa là 1 lỗ sinh dục |
Sinh sản |
|
Phía sau là các núm tuyến tơ |
Sinh ra tơ nhện |
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
1.1.2. Tập tính
Chăng lưới
Hình 3: Quá trình chăng tơ ở nhện theo đúng trình tự
- (C) Chăng dây tơ khung
- (B) Chăng dây tơ phóng xạ
- (D) Chăng các sợi tơ vòng
- (A) Chờ mồi (ở trung tâm lưới)
Bắt mồi
Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện hành động theo các thao tác sắp xếp hợp lí sau đây:
-
Nhện ngoạm chặt mồi chích nọc độc
-
Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi
-
Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
-
Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
1.2. Sự đa dạng của lớp hình nhện
1.2.1. Một số đại diện
Hình 4: Bọ cạp
Chúng sống nơi khô ráo, kín đáo, hoạt động về đêm,
cơ thể dài, còn rõ phân đốt. Chân bò khỏe, cuối đuôi có nọc độc.
Chúng được khai thác làm thực phẩm và vật trang trí
Hình 5: Cái ghẻ
Chúng gây bệnh ghẻ ở người. Con cái đào hang dưới da, gây ngứa ngáy và sinh mụn ghẻ
1- Bề mặt da người, 2- Hang do cái ghẻ đào
3- Con ghẻ cái, 4- Trứng cái ghẻ
Hình 6: Con ve bò
Chúng bám trên ngọn cỏ, khi có gia súc đi qua chúng chuyển sang bám vào
lông chui vào đó hút máu
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các đại diện |
Nơi sống |
Hình thức sống |
Ảnh hưởng đến con người |
||
Kí sinh |
Ăn thịt |
Có lợi |
Có hại |
||
Nhện chăng lưới |
Trong nhà, ngoài vườn |
|
X |
X |
|
Nhện nhà (con cái thường ôm kén trứng) |
Trong nhà, ở các khe tường |
|
X |
X |
|
Bọ cạp |
Hang hốc,khô ráo, kín. đáo |
|
X |
X |
|
Cái ghẻ |
Da người |
X |
|
|
X |
Ve bò |
Lông, da trâu, bò |
X |
|
|
X |
1.3. Tổng kết
Hình 7: Sơ đồ tư duy bài Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
Bài tập minh họa
Bài 1:
Tuyến nộc độc ở nhện và bọ cạp có vị trí khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn:
- Tuyến nọc độc của nhện nằm đôi kìm.
- Tuyến nọc độc của bọ cạp nằm ở đuôi.
Bài 2:
Các biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi?
Các biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại?
Hướng dẫn:
Các biện pháp bảo vệ Hình nhện có lợi:
- Nuôi để tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.
- Khai thác hợp lý, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
- Lai tạo các giống mới (lai tằm và nhện).
Các biện pháp tiêu diệt Hình nhện có hại:
- Biện pháp thủ công như phát động phong trào bắt và tiêu diệt.
- Dùng thiên địch (Bọ rùa).
- Thuốc hóa học diệt trừ (chú ý khi dùng)
Bài 3:
So sánh các phần cơ thể nhện với Giáp xác (tôm sông)?
Hướng dẫn:
- Phần đầu- ngực: Đều có các phần phụ
NHỆN |
GIÁP XÁC ( TÔM SÔNG) |
- Có đôi kìm có tuyến độc. - Có 1 đôi chân xúc giác phủ đầy lông. - Có 4 đôi chân bò. |
- Có 1 gai nhọn vá các chân hàm. - Có hai đôi râu. - Có 5 đôi chân bò ( trong đó có 1 đôi phát triển thành càng lớn) |
- Phần bụng:
NHỆN |
GIÁP XÁC ( TÔM SÔNG) |
- Không có các phần phụ.
- Có 1 đôi khe thở và các núm tuyến tơ. |
- Có các phần phụ là: 5 đôi chân bụng (chân bơi) và tấm lái. - Không có. |
3. Luyện tập Bài 25 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
-
Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
-
Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nhện mẹ dạy
- B. Nhện bố dạy
- C. Có tính bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- D. Nhện con vừa làm vừa rút kinh nghiệm để đấu tranh sinh tồn .
-
- A. Đôi chân xúc giác
- B. Đôi kìm có tuyến độc
- C. Núm tuyến tơ
- D. Bốn đôi chân bò
-
- A. 13 nghìn loài
- B. 16 nghìn loài
- C. 33 nghìn loài
- D. 36 nghìn loài
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 85 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 85 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 85 SGK Sinh học 7
Bài tập 5 trang 48 SBT Sinh học 7
Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 11 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 12 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 13 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 7
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 7
4. Hỏi đáp Bài 25 Chương 5 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 7 HỌC247