Giải bài 5 tr 94 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Hãy nêu một số thành tựu về tạo giống mới ở nước ta bằng phương pháp gây đột biến.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
Bằng các tác nhân vật lí và hóa học người ta đã gây đột biến tạo được một số giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.
* Đối với tác nhân vật lí: người ta đã dùng các loại tia phóng xạ, tia tử ngoại hay sốc nhiệt đều gây nên đột biến gen hoặc đột biến NST tạo ra các thể đột biến khác nhau. Những thể đột biến có lợi được chọn lọc và trực tiếp nhân thành giống mới hoặc được dùng làm bố, mẹ để lai giống.
Ví dụ, xử lí đột biến giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma, tạo ra giống lúa MT1 có nhiều đặc tính quý như: chín sớm nên rút ngắn thời gian canh tác, thấp và cứng cây không bị đổ ngã khi có gió lớn nên ít ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp của cả nhóm lúa hoặc năng suất sản phẩm khi sắp được thu hoạch, chịu chua, phèn nên có thể canh tác ở nhiều vùng khác nhau và năng suất tăng 15-25%. Chọn lọc từ 12 dòng đột biến của giống ngô khởi đầu là M1 đã tạo ra giống ngô DT6 chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein tăng 1,5%...
* Các tác nhân hóa học: người ta dùng một số hóa chất. Các hóa chất khi thấm vào tế bào sẽ gây đột biến gen. Chẳng hạn 5-brom uraxin (5 - BU) eetyl meetan sunfonat (EMS). Các tác nhân gây đột biến này gây ra sự sao chép nhầm lẫn hoặc làm biến đổi cấu trúc của gen.
Chất côxisin gây đột biến đa bội, được dùng để tạo ra các cây trồng thể đa bội cho thu hoạch thân, lá, sợi... (như cây dâu tằm, dương liễu); tạo trái cây không có hạt và nâng cao hàm lượng đường ở những cây trồng có hình thức sinh sản hữu tính như dưa hấu hoặc nho
Ví dụ, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo giống dâu tằm tam bội (3n) số 12 có nhiều đặc tính quý như: bản lá dày, năng suất cao,... Đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra giống cây tứ bội (4n) từ giống dâu lưỡng bội Bắc Ninh, sau đó cho lai với giống dâu lưỡng bội (2n) để được giống dâu tam bội (3n) số 12.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 94 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 97 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 97 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 61 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 62 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 63 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 68 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 68 SBT Sinh học 12
-
(1) Cà chua bị bất hoạt chín sớm.
(2) Cây lai Pomato.
(3) Cừu có protein huyết tương người ở trong sữa.
(4) Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.
(5) Cừu Đôli.
(6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin.
(7) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin.
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?
bởi thùy trang 14/07/2021
A. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
B. Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
C. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
D. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n).Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?
bởi Trịnh Lan Trinh 14/07/2021
A. Dâu tằm
B. Củ cải đường
C. Đậu tương
D. NhoTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về:
bởi Huy Hạnh 14/07/2021
A. Hạt
B. Lá
C. Thân
D. Rễ củTheo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
A. Thể đa bội thường cho năng suất cao, phẩm chất tốt
B. Tế bào đa bội có quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ
C. Tất cả thể đa bội đều không có khả năng sinh giao tử
D. Thể đa bội phát triển khoẻ, chống chịu tốt, cho năng suất caoTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhằm tạo ra các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể phục vụ các nghiên cứu, chọn giống, người ta thường
bởi thủy tiên 14/07/2021
A. Tạo ưu thế lai
B. Gây đột biến nhân tạo
C. Tạo dòng thuần chủng
D. Lai khác dòngTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Phương pháp gây ĐB nhân tạo thường ít được áp dụng ở:
bởi hoàng duy 14/07/2021
A. ĐV bậc cao
B. Nấm
C. Thực vật
D. Vi sinh vậtTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Để chọn lọc và tạo ra các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao trong chọn giống thường tiến hành gây đột biến
bởi thủy tiên 14/07/2021
A. Đa bội
B. Dị bội
C. Mất đoạn
D. Lặp đoạnTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Sử dụng đột biến đa bội lẻ cho những loài cây nào sau để nâng cao năng suất?
bởi Suong dem 14/07/2021
1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.
A. 1, 2, 3.
B. 3, 4, 5.
C. 3, 5, 6.
D. 1, 2, 4.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khẳng định đúng về phương pháp tạo giống đột biến
bởi thủy tiên 14/07/2021
A. Không áp dụng với đối tượng là động vật vì gây đột biến là sinh vật chết hoặc không sinh sản được
B. Phương pháp này có hiệu quả cao với đối tượng là vi khuẩn vì chúng sinh sản nhanh dễ phân lập tạo dòng thuần
C. Tạo giống đột biến chủ yếu áp dụng với vi sinh vật ít áp dụng với thực vật và hiếm áp dụng với động vật
D. Người ta có thể sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để tác động gây đột biến trong đó tác nhân vật lí thường có hiệu quả cao hơnTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Phương pháp gây đột biến trong chọn giống chỉ được sử dụng hạn chế ở 1 số nhóm động vật bậc thấp do ở động vật bậc cao có đặc điểm:
bởi Ngoc Nga 14/07/2021
A. Hệ thần kinh phát triển và có độ nhạy cảm cao
B. Cơ quan sinh dục ở con cái nằm sâu trong cơ thể
C. Phản ứng rất nhạy và dễ chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá
D. Tất cả đều đúngTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành
bởi Vương Anh Tú 14/07/2021
A. Cơ thể tam bội.
B. Cơ thể tứ bội.
C. Cành cây (ngay vị trí đột biến) tam bội.
D. Cành cây (ngay vị trí đột biến) tứ bội.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến ở giao tử?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 14/07/2021
A. Hạt phấn, bầu nhụy
B. Hạt nảy mầm
C. Đỉnh sinh trưởng của thân
D. Hạt khôTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến xôma?
bởi Chai Chai 14/07/2021
A. Hạt phấn
B. Bầu nhụy
C. Đỉnh sinh trưởng của thân
D. Hạt khôTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở thực vật, vì sao người ta đã tiến hành cho tự thụ phấn một thể đột biến mới phát sinh
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 14/07/2021
A. Để tạo dòng thuần chủng, củng cố đặc tính của đột biến
B. Nhằm lai giống có đột biến với các giống khác.
C. Để kiểm tra đột biến có bị thoái hóa không.
D. Cả A, B và C.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta dùng cônsixin để xử lý các hạt phấn được tạo ra từ quá trình phát sinh hạt phấn bình thường của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb để tạo cây lưỡng bội. Theo lí thuyết, các cây lưỡng bội này sẽ có kiểu gen
bởi Ban Mai 14/07/2021
A. AABB, AaBB, AABb và AaBb.
B. AABB, AAbb, aaBB và aabb.
C. Aabb, AaBB, AABb và AaBb.
D. AABB, Aabb, aaBb và aabb.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Công nghệ tế bào nào sau đây ở thực vật có thể tạo ra quần thể giống cây trồng đồng hợp về kiểu gen
bởi Bảo Hân 13/07/2021
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Lai tế bào
C. Nuôi cấy mô tế bào
D. Nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấnTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
bởi hoàng duy 14/07/2021
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội dị hợp về tất cả các gen
B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng có nhiều kiểu gen khác nhau.
C. Quần thể cây trồng đơn bội đồng loạt giống nhau về kiểu gen
D. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
bởi Nguyễn Hoài Thương 13/07/2021
A. Nhân bản vô tính
B. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
C. Dung hợp tế bào trần
D. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinhTheo dõi (0) 1 Trả lời