OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Khi muốn hiểu nghĩa một từ Hán Việt, các em phải có vốn hiểu biết cơ bản cùng với việc tham khảo từ điển, để xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt mời các em cùng tham khảo bài học Thực hành tiếng Việt trang 90 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Từ đó, vận dụng kiến thức vào quá trình phân tích và giải bài tập về nghĩa của từ Hán Việt. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái quát từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

1.2. Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

Ví dụ: thuyết minh --> Tách ra thành thuyết và minh

- Tiếp đó, tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của tử được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

Ví dụ: Nhóm có yếu tố thuyết thuyết phục, thuyết giảng, lý thuyết, diễn thuyết, nhóm có yếu tố minh minh bạch, minh mẫn, tường minh, thanh minh

- Dựa vào nghĩa chung của một vài tử đã biết trong mỗi nhóm đã suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Ví dụ:  thuyết --> có liên quan tới hành động nói; minh --> có liên quan tới sự rõ ràng, sáng sủa, thuyết minh --> nói rõ ràng ra (về một vấn đề nào đó).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

- cùng nhau, giống nhau;

- trẻ em;

- (chất) đồng.

Cho biết nghĩa của yếu tố đồng trong mỗi từ ngữ sau đây: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, trống đồng. Giải thích nghĩa của những từ ngữ này

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Có thể sử dụng Từ điển Hán Việt để tìm thêm một số nghĩa của từ đồng

Lời giải chi tiết:

- Đồng là cùng nhau, giống nhau: Đồng âm: có âm giống nhau; đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt; đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng; đồng chí: người trung chí hướng chính trị; đồng dạng: có một dạng như nhau; đồng khởi: cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp; đồng môn: cùng học một thầy hay cùng môn phái; đồng niên: cùng tuổi; đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan - những người ngang hàng với nhau- đồng là trẻ em.

- Đồng ấu: trẻ em khoảng 7, 8 tuổi; đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em; đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.

- Đồng là (chất) kim loại gọi là đồng: trống đồng, lư đồng...

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 90 các em cần:

+ Hiểu được khái quát về từ Hán Việt

+ Hiểu được cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

+ Vận dụng giải bài tập về nghĩa của từ Hán Việt cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 90 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về từ Hán Việt và cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF