OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 83 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Cước chú và tài liệu tham khảo giúp bài văn nghị luận trở nên thuyết phục và cụ thể hơn. Để hiểu khái niệm và cách ghi chuẩn khoa học của các thành phần này, mời các em cùng tham khảo bài học Thực hành tiếng Việt trang 83 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Từ đó, vận dụng kiến thức vào quá trình giải bài tập và tạo lập văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Cước chú

- Cước chú là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản.

- Đoạn chú thích đó có thể là nhận hoặc trích dẫn đến một tham khảo một phần đoạn văn bản.

- Cước chú thường được là một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích.

- Cách ghi cước chú:

+ Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chủ bằng chữ số hoặc dầu hoa thị.

+ Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chủ thích về tùng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chủ hoàn chỉnh gồm các thành phần: kí hiệu đánh dấu đối tượng; dấu hai chấm; nội dung giải thích.

1.2. Tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo là mục mà gần như bài luận văn, tác phẩm nghiên cứu nào cũng cần đến để bài viết sát với thực tế.

- Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo:

+ Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó.

+ Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn (có thể đặt trước hoặc sau đoạn trích dẫn).

+ Ghi đầy đủ tiền tài liệu được trích dẫn cũng nói xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thch hợp (ghi như một cước chú; ghi ngay sau đoạn trích dẫn; ghi phần cuối văn bản trong mục Tài liệu tham khảo).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng giới thiệu về một tác giả mà em yêu thích có sử dụng ít nhất một cước chú.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Cước chú để hiểu cách sử dụng

- Chọn tác giả và lên ý tưởng cước chú sẽ sử dụng

- Dựa vào thông tin sưu tầm và hiểu biết các nhân viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên viết tắt là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống văn hóa và văn học nhiều đời. Nhà thơ sống vào thời điểm có nhiều biến động lịch sử, xã hội: chế độ phong kiến ​​Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều thăng trầm như: sống ở nhiều nơi, đi chui lủi rồi làm quan bất đắc dĩ, sang Trung Quốc. Nguyễn Du là người có kiến ​​thức sâu rộng, am hiểu văn hóa, văn học, là người từng trải. Nhờ đó, ông đã có một cuộc sống giàu sang, một tình yêu thương sâu sắc đối với những nỗi đau khổ của mọi kiếp người trong xã hội. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân văn lớn. Nguyễn Du đã để lại một sự nghiệp văn học lớn gồm nhiều tác phẩm viết bằng chữ Hán có giá trị và tên tuổi, trong đó nổi bật nhất là “Đoạn trường tân thanh" (1).

(1) Đoạn trường tân thanh: đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm – tiếng kêu đau xót xa toát lên từ số phận con người.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 83 các em cần:

+ Hiểu được khái niệm và cách ghi cước chú

+ Hiểu được khái niệm và cách ghi tài liệu tham khảo

+ Vận dụng giải bài tập về cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 83 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về khái niệm và cách ghi cước chú, tài liệu tham khảo, từ đó vận dụng giải bài tập và viết bài văn có sử dụng thuật ngữ hiệu quả. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 83 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF