OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Những lễ hội không chỉ là tín ngưỡng của một dân tộc mà còn làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Bài học Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về thời gian, cách tổ chức lễ hội, đồng thời hiểu được ý nghĩa to lớn của nó với đời sống văn hóa của người Lô Lô. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Văn bản được in trong Tạp chí Di Sản xuất bản tháng 12/2009.

b. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu… lễ rửa làng rất đọc đáo, thú vị): lời mở đầu dẫn dắt vào vấn đề nói đến

- Phần 2 (Còn lại): miêu tả về lễ rửa làng của người Lô Lô

c. Thể loại: Báo chí.

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Tác phẩm giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô bao gồm thời điểm diễn ra lễ hội, những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ, các món đồ lễ, thành phần tham dự và những quy định nghiêm ngặt.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Lễ hội rửa làng của người Lô Lô

 Đồng bào dân tộc Lô Lô vui hội trong lễ rửa làng với các điệu múa truyền thống

- Thời gian diễn ra lễ

+ Cứ 3 năm một lần

+ Lễ hội diễn ra vào cuối tháng hoặc tháng 6

- Chuẩn bị:

+ Chọn ngày tổ chức lễ

+ Chọn thầy cúng

Thầy cúng chuẩn bị đồ lễ cho buổi lễ rửa làng

+ Phân công  sắm sanh đồ  lễ

+ Ngày trước diễn lễ chuẩn bị thử hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

- Đoàn người thực hiện lễ cúng bao gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ, một số nam chính hỗ trợ

- Chi tiết các món đồ lễ:

+ Chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều ngủ quên, tà khí sợ hãi bay xa

+ Con dê để xua đuổi tà ma

Trong lễ vật thường có con dê để xua đuổi tà ma

+ Con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gõ, kiếm sắt,ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu, cây tre to

- Quy định sau lễ cúng 9 ngày người lạ mới được bước vào làng

- Nếu chẳng may có người lạ vào làng dân làng phải sửa soạn lễ cúng lại

1.2.2. Ý nghĩa của lễ rửa làng

- Dân làng cảm thấy tin tưởng vào tương lai phía trước

- Mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng

- Đây là tín ngưỡng dân gian, nét đẹp truyền thống làm giàu bản sắc dân tộc Việt Nam

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản nói về nét đẹp truyền thống trong phong tục “Lễ rửa làng” của người Lô Lô. Từ đó thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Miêu tả rõ nét về lễ hội

- Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn kể về ngày hội quê em.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu lễ hội địa phương qua người thân, sách báo, internet

- Kết hợp hiểu biết bản thân viết đoạn văn:

+ Tên của lễ hội là gì? (Ví dụ: Hội Lim, lễ hội đua thuyền, hội làng,…)

+ Thời gian tổ chức lễ hội (Đầu tháng Giêng hàng năm, sau Tết nguyên đán,…)

+ Địa điểm diễn ra lễ hội (Sân đình, sông nước,…)

+ Các hoạt động diễn ra trong lễ hội: Dâng hương, kéo co, đấu vật, múa rối nước,..

+ Thái độ của mọi người tham gia lễ hội (Vui mừng, náo nức dự lễ)

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1: Hội Lim

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim - Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

Đoạn văn mẫu 2: Lễ hội Mừng lúa mới

Ở mỗi vùng quê đều có những lễ hội gắn với văn hóa và phong tục của con người nơi đó. Tây Nguyên quê em cũng có những lễ hội như vậy, một trong số đó có thể kể đến Lễ hội Mừng lúa mới. Lễ hội được tổ chức sau dịp tết Nguyên đán để ăn mừng lúa mới, làm lễ tạ ơn đối với Giàng đã ban cho người dân một mùa màng bội thu. Lễ hội mừng lúa mới gồm 2 phần, phần lễ sẽ được già làng tổ chức, mọi người sẽ tìm ra một khu ruộng màu mỡ để già làng làm lễ cúng thần La Pôm. Phần hội thì rộn ràng, náo nhiệt hơn. Mọi người sẽ cùng nhau nắm tay nhau nhảy quanh đống lửa, cùng hát hò, ăn uống. Sau khi dự lễ hội về, mọi người sẽ về nhà và tự tổ chức lễ cúng riêng tại nhà để cầu mong những điều tốt đẹp.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung, các em cần:

+ Phân tích được không khí lễ hội rửa làng của người Lô Lô

+ Phân tích được ý nghĩa của lễ hội rửa làng đối với đời sống văn hóa của người Lô Lô

Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung đã giúp người đọc hiểu hơn về phong tục “Lễ rửa làng” của người Lô Lô. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới mẻ về lễ hội của người dân tộc thiểu số, từ đó tự hào và phát huy bản sắc văn hóa đa dạng của Việt Nam. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-------------------(Đang cập nhật)-------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF