OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Nhằm giúp các em tiếp thu những kinh nghiệm lí thú của ông cha ta trong quá trình quan sát hằng ngày, HOC247 đã tổng hợp bài soạn Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2). Đồng thời biết vận dụng những kiến thức này để hoàn thành các câu hỏi trong SGK. Để hiểu hơn về lí thuyết bài học, mời các em cùng tham khảo thêm bài giảng Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - CD. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

1.2. Nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

2. Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội tìm hiểu thêm về những câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự.

Trả lời:

Các câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự:

- Ráng vàng thì nắng, rang trắng thì mưa

- Đói cho sạch, rách cho thơm

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi: Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ ở trang 8.

Trả lời:

Đề tài các câu tục ngữ ở đây giống vớicác câu tục ngữ đọc ở trang 8 là nói về thiên nhiên, lao động sản xuất và con người, xã hội.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Trả lời:

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: về thiên nhiên, lao động: câu 1,2,3,4

- Nhóm 2: về con người, xã hội: 5,6,7,8

Câu 2: Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

Cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên:

- Câu 1: hiện tượng thời tiết bất thường cần lưu ý.

- Câu 2: chỉ thứ tự làm việc nhà nông, cần thiết nhất là kịp thời vụ sau mới đến bừa kĩ.

- Câu 3: hiện tượng thời tiết bất thường.

- Câu 4: kinh nghiệm bắt tôm cá.

- Câu 5: dù khó khăn vất vả cũng vẫn phải giữ phẩm cách.

- Câu 6: cần có tự trọng.

- Câu 7: biết cố gắng, nỗ lực thì sẽ có thành quả.

- Câu 8: nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình.

Câu 3: Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Trả lời:

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa thực tiễn với đời sống con người: Với những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sẽ giúp chúng ta quan sát được những hiện tượng thời tiết bất thường để chủ động phòng tránh. Với những câu tục ngữ về con người, xã hôi sẽ giúp con người hoc hỏi được những bài học từ đó sống tốt hơn.

Câu 4: Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Trả lời:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của người xưa đối với việc quan sát các hiện tượng thời tiết để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là bài học thiết thực, là trí tuệ của nhân dân lao động, giúp cha ông ta ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán được thời tiết để tránh thiệt hại và nâng cao năng suất lao động

- Tục ngữ về con người, xã hội luôn chú ý tôn vinh, đề cao giá trị con người và đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.

Câu 5: Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Trả lời:

Câu tục ngữ mà em cảm thấy có ích với cuộc sống của chính mình là “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mỗi khi cảm thấy chán nản hoặc mất động lực, tự nhủ với lòng về bài học mà câu tục ngữ khuyên nhủ, em lại lên dây cót cho tinh thần và tiếp tục cố gắng, hi vọng vào ngày mai tươi sáng.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay. Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học ( hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.

Trả lời:

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Có ý kiến cho rằng: "Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

4. Hỏi đáp về bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) giúp người đọc có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích áp dụng vào cuộc sống hằng ngày và lao động sản xuất. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF