OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ê-dốp - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Bài soạn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân giúp các em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết để nắm vững nội dung truyện ngụ ngôn trên. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - CD để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu văn bản tại lớp. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

1.2. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.

2. Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: 

- Đọc trước truyện Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

- Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy.

Trả lời:

- Trong thực tế em đã từng ghen tị với người khác. Đó là khi em thấy em của mình được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới, em đã so bì với em ấy và giận em không nói chuyện và không chia sẽ đồ chơi cho em.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Trả lời:

Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bàn vì cho rằng mọi người phải làm việc vất vả chỉ có mình bụng là ung dung.

Câu 2: Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời:

Các thành viên cơ thể bỏ hẳn những công việc mình đang làm.

Câu 3: Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời:

Kết quả là mọi người ai cũng uể oải không còn sức sống.

Câu 4: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời:

Khổ thơ cuối bài là bài học của truyện.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời:

Tóm tắt: Vào một ngày kia, các thành viên cơ thể thấy rằng Tay, Miệng, Răng đều phải làm việc vất vả, chỉ có mình Bụng là ung dung đánh chén chả phải làm gì. Các thành viên cơ thể đã họp bàn với nhau và quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc cùng mọi người. Thế là sau cuộc họp bàn, Tay không gắp thịt nữa, Miệng cũng không ăn, Răng thì nhất định không nhai. Thế nhưng chỉ được mấy hôm thì tất cả ai nấy đều rã rời. Đôi Tay thì ặt ẹo, Miệng thì khô, Chân cũng chẳng mang nổi. Đến lúc đó thì họ nhận ra là Bụng cũng phải làm việc chứ không hề được chơi. Và mọi người phải luôn đoàn kết chung sức một lòng.

Câu 2: Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời:

- Giống nhau: đều rút ra được bài học từ câu chuyện, đều mượn chuyện vật để nói chuyện con người.

- Khác nhau: ở những truyện ngụ ngôn khác được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. Ở truỵên của Ê-dốp tác giả viết bằng thơ.

Câu 3: Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:

Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, đoàn kết, thấu hiểu với những người trong một tập thể.

Câu 4: Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

Truyện Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng của Việt Nam về nội dung đều nêu ra sự tị nạnh của các bộ phận trên cơ thể để từ đó rút ra bài học trong cuộc sống. Về hình thức, truyện của Việt Nam viết bằng văn xuối, truyện của Ê - dốp là thơ.

  Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Giống nhau

 - Các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người.

 - Cùng mang thông điệp về sự đoàn kết.

Khác nhau

 - Là truyện ngụ ngôn của Việt Nam.

 - Các nhân vật gồm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

 - Được kể bằng hình thức văn xuôi.

 - Là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

 - Các nhân vật gồm: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân.

 - Được kể bằng văn vần

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Sau khi đọc truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ê-dốp, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều, em hãy nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người.

Trả lời:

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

“Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó.

Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử.

Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

4. Hỏi đáp về bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chânn Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân nhằm khuyên con người cần biết đoàn kết và hợp tác làm việc để công việc hoàn thiện nhanh chóng và đạt năng suất cao. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------

OFF