OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Banner-Video

Qua bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 9 được HOC247 tổng hợp chi tiết giúp các em nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. Từ đó biết cách diễn đạt câu văn, đoạn văn tế nhị và khéo léo hơn. Đồng thời, bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 9 - CD còn hỗ trợ các em nắm kiến thức và ôn tập hiệu quả!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Biện pháp tu từ nói quá

- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ: Bằng biện pháp nói quá thể hiện qua các thành ngữ Rán sành ra mỡ, Vắt cố chày ra nước, tác giả dân gian đã làm rõ mức độ của thói keo kiệt, bủn xỉn; đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với thói xấu này: không ai có thể rán được sành (loại đồ đất nung già) ra mỡ, cũng không ai có thể vắt được cổ cái chày gỗ ra nước. Chắt bóp đến mức như vậy thì quá keo kiệt, keo kiệt đến mức không tưởng tượng được.

1.2. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Nói giảm - nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ, trong câu: “Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình." (Nguyễn Khải), cụm từ bỏ đi là cách nói giảm – nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật đứa con. Cách nói giảm - nói tránh ở câu này nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói về nỗi đau của người mẹ (nhân vật chị) trước việc mất người thân.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong môi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)        

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng. 

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)      

Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

c)        

Cày đồng đang buổi ban trưa 

Mô hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

(Ca dao)

Trả lời:

Câu

Biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng

a

Chưa nằm đã sang, chưa cười đã tối

Chỉ thời gian về mùa hè thì ngày dài hơn đêm, ngược lại về màu đông thì đêm dài hơn ngày.

b

Tát biển Đông cũng cạn

Chỉ sự đồng sức đồng lòng của vợ chồng làm việc gì cũng thành công.

c

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Chỉ sự vất vả cuả người lao động khi làm ra hạt gạo.

Câu 2: Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường.

Cách nói quá

Cách nói thông thường

 1) nghìn cân treo sợi tóc

 a) rất hiền lành

 2) trăm công nghìn việc

 b) yếu quá, không quen lao động chân tay

 3) hiền như đất

 c) rất bận

 4) trói gà không chặt

 d) ở tình thế vô cùng nguy hiểm

 

Trả lời:

1 – d, 2- c, 3 – a, 4 – b.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ nói giảm-nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong môi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)

Có người thợ dựng thành đồng 

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b)

Ông mất năm nao, ngày độc lập 

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao 

Bà “về” năm đói, làng treo lưới 

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

Trả lời:

Câu

Biện pháp nói giảm nói tránh

Biểu thị

Tác dụng

a

Yên nghỉ

Cái chết

Nhằm giảm nhẹ sự mất mát khi nói đến cái chết.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Để có được một cuộc sống hào bình, ấm no như ngày hôm nay có biết bao thế hệ cha ông chúng ta đã hi sinh. Họ đã ra đi để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Vậy thì chúng ta càng phải cố gắng nỗ lục hơn nữa để xứng đáng với công lao của cha ông. Chúng ta hãy luôn cố gắng học tập hết mình để đem một chút sức mọn cống hiến cho sự nghiệp dựng xây nước nhà.

- Biện pháp nói giảm nói tránh: hi sinh, sự ra đi.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong câu thơ sau:

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay dập bẻ mấy trăm hòn

Trả lời:

Tác dụng của phép nói quá trong câu thơ trên là: Thể hiện ý chí kiên cường đập tan xiềng xích tù ngục, chế độ nô nệ mà thực dân Pháp gây ra. Hơn nữa phép nói quá cũng cho ta thấy ý chí hào hùng không sợ gian nan, vất vả trước cảnh tù ngục Côn Lôn rộng lớn.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF