OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Văn bản Hội lồng tồng đã tái hiện chân thực lễ hội lồng tồng người dân vùng Việt Bắc với phần cúng tế lễ và vui chơi hội độc đáo, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc. Bài soạn Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ dưới đây sẽ giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản đồng thời hiểu hơn về tấm lòng của nhóm tác giả đối với quê hương. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Giới thiệu phong tục truyền thống đầy ý nghĩa và đặc sắc của người dân Việt Bắc qua hình ảnh của lễ hội lồng tồng, từ đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

- Cách triển khai lập luận, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, sắp xếp trật tự hợp lí

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Hình ảnh giàu tính biểu tượng

2. Soạn bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế –  lễ, phần vui chơi – hội).

Trả lời:

Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng:

- Thời gian tổ chức: từ sau tết Nguyên Đán đến hết tết Thanh Minh.

- Địa điểm tổ chức: Đình thành hoàng

- Vùng miền có lễ hội: Việt Bắc

- Phần cúng tế lễ:

+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông.

+ Hội lồng tồng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái…

+ Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải…

- Phần vui chơi hội:

+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền…nhưng hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.

+ Thanh niên trai gái tụ họp thành những đám hát lượn, hát đôi đáp những bài “lượn tồng lồng” để cầu mùa màng và chúc mừng dân làng mọi sự may mắn, tốt lành.

Câu 2: Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?

Trả lời:

- Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan tới tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông là:

+ Lồng tồng tiếng Tày – Nùng có nghĩa là xuống đồng.

+ Thần thành hoàng làng của đồng bào Tày – Nùng là Thần Nông.

+ Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ bản mường.

=> Do đó các vật phẩm cúng tế sẽ là các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như: thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, các loại rượu…dâng lên thần thành hoàng để cầu mùa màng bội thu.

Câu 3: Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?

Trả lời:

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: tung còn, múa sư tử và “lượn tồng lồng”.

- Những hoạt động đó thể hiện sự nhanh nhẹn, khỏe khoắn, căng tràn sức sống. Đồng thời còn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, mùa màng và cuộc sống lao động.

Câu 4: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức hội lồng tồng?

Trả lời:

Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Câu 5: Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc.

Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?

Trả lời:

Trong câu văn “Lượn, tiếng nói tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời Việt Bắc” người viết đã thể hiện thái độ tôn trọng, trân trọng đối với nét văn hóa của vùng Việt Bắc, của đồng bào Tày – Nùng. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng đây là nét văn hóa đáng quý, là bản sắc của người dân cần được giữ gìn và phát huy.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Qua văn bản Hội lồng tồng, hãy giới thiệu ngắn gọn về lễ hội lồng tồng của vùng Việt Bắc.

Trả lời:

Ở vùng Việt Bắc có một lễ hội truyền thống được tổ chức từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh, đó là lễ hội lồng tồng. “Lồng tồng” theo tiếng Tày - Nùng nghĩa là “xuống đồng”, thần thành hoàng của đồng bào Tày - Nùng cũng tức là thần nông. Mục đích chính của lễ hội này là để người dân cầu mùa, vui xuân. Địa điểm tổ chức hội lồng tồng là ở đình thành hoàng làng. Người dân làng sẽ mang cỗ đến cúng thần nông, họ trưng bày những sản phẩm nông nghiệp như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái… đẹp mắt. Sau khi kết thúc phần lễ, họ bắt đầu phần hội với những trò chơi dân gian nhộn nhịp, náo nhiệt. Rất nhiều trò chơi được tổ chức, có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ dân tộc… Nhưng có lẽ làm nên dấu ấn đặc biệt nhất của hội lồng tồng là tung còn, múa sư tử và “lượn” lồng tồng. Với tín ngưỡng tâm linh, lễ hội lồng tồng là một kho tàng văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần đậm nét nhân văn của dân tộc Tày - Nùng trong những ngày đầu xuân.

4. Hỏi đáp về bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Hội lồng tồng - Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất Từ đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về lễ hội và văn hóa của người dân tộc Mường, Nùng vùng Việt Bắc. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)-------------------

OFF