OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Bài giảng Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh Diều được HỌC247 biên soạn đầy đủ, dễ hiểu các kiến thức về văn bản và tiếng Việt các em được học trong suốt Học kì vừa qua như nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ nói quá, thuật ngữ,... Từ đó kiểm tra mức độ nắm bài và có kế hoạch ôn tập hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài học sau đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Ếch ngồi đáy giếng: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

- Đẽo cày giữa đườngTruyện phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Cần phân biệt giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ê-dốp: Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2): Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Những cánh buồm - Hoàng Trung ThôngBài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

Mây và sóng - Ta-goThông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

Mẹ và quả - Nguyễn Khoa ĐiềmBài thơ ca ngợi tình yêu thương sự hi sinh của người mẹ dành cho con, sự hiếu thảo, biết ơn của con với người mẹ thân yêu của mình.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

Tượng đài vĩ đại nhất - Uông Ngọc Dậu: Ca ngợi truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam ta, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Mỗi dòng sông đất nước, ngọn núi ở quê hương đều mang tên nhân dân những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Cây tre Việt Nam - Thép Mới: Qua bài:" Cây tre Việt Nam", Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt trên khắp mọi miền đất nước; gắn bó và giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu chống ngoại xâm. Tre luôn luôn ở bên cạnh dân tộc ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Người ngồi đợi trước hiên nhà - Huỳnh Như Phương: Tác phẩm phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

Trưa tha hương - Trần Cư: Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

Ghe xuồng Nam Bộ - Minh NguyênVăn bản đề cập đến những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.

Tổng kiểm soát phương tiện giao thôngVăn bản cung cấp thông tin về việc sử lí các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm.

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưaCung cấp thông tin về phương tiện đi lại vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

a. Biện pháp tu từ nói quá

- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

b. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Nói giảm - nói tránh (nhã ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:

+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với từ văn cảnh.

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục đích giao tiếp, thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.

d. Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (...), được dùng để:

- Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết; ví dụ: “Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật,...” (Bùi Mạnh Nhị).

- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó, ví dụ: "À... à, lúc nãy tạo sửa xe, rồi bỏ quên trong túi.” (Nguyễn Nhật Ánh).

- Làm giãn nhịp điệu cần thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm; ví dụ: “Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.” (Báo Hà Nội mới).

e. Liên kết trong văn bản

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp. 

g. Mạch lạc trong văn bản

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gích của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các cầu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

h. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng 

- Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/ hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau.

i. Thuật ngữ

- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ; thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Thuật ngữ chỉ có một nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm.

- Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ, cần tìm đến Bảng tra cứu thuật ngữ đặt ở phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc đọc các từ điển chuyên ngành. Việc suy đoán nghĩa của thuật ngữ dựa vào ngữ cảnh hay ghép nối nghĩa của từng yếu tố cấu tạo rất dễ dẫn tới tình trạng hiểu sai thuật ngữ.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

- Dựa vào nội dung bài học để phân tích văn bản

- Có thể tham khảo một số bài văn mẫu trên sách báo hoặc internet

- Cần đảm bảo những nội dung chính sau:

1. Nhận định chung

- “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”: vừa đối lập, vừa bổ sung.

- Đánh giá: “Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp".

=> Cách vào đề ngắn gọn, sâu sắc.

2. Chứng minh lối sống giản dị của Bác

a. Trong cuộc sống hằng ngày

- Bữa cơm: “chỉ có vài ba món”, “lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào”, “cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất”.

- Lời bình: “Ở việc làm nhỏ đó… người phục vụ”: cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân và công sức của những người phục vụ mình.

- Nơi ở: “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”, “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn:

- Công việc: “suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc”, Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

- Trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân...

b. Trong lời nói và bài viết:

- Đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi”, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

3. Nghệ thuật

- Những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành

Lời giải chi tiết:

Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đóng góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác. Văn bản đã làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.

Văn bản được trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”. Đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.

Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.

Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lý luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”…

Trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc.

Bài văn với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác. Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn (8 - 10 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh.

Hướng dẫn giải:

- Vận dụng kiến thức ôn tập về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá

- Tìm trên internet, sách báo, kết hợp hiểu biết cá nhân để hoàn thành bài tập

Lời giải chi tiết:

Bạn Nga là một học sinh chậm hiểu hơn các bạn trong lớp. Tuy vậy, các bạn trong lớp không chế diễu bạn mà còn giúp Nga học tốt hơn. Sau mỗi giờ học, chúng tôi chỉ cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu. Nga rất biết lắng nghe và học hỏi. Sau một thời gian kiên trì, bạn Nga đã tiến bộ vượt bậc trong học tập. Hôm nay, bạn được những hai điểm 8 môn Toán và Văn nhé. Đúng là cần cù bù khả năng. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ là chúng ta sẽ học tập tốt hơn. Vì vậy, các bạn đừng tự ti nhé, hãy siêng năng học tập.

Nói giảm - nói tránh: chậm hiểu.

Nói quá: vượt bậc.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

+ Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài học Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF