OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Bài giảng Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa SGK Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em kiến thức về các phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Theo TRẦN BÌNH, dlib.huc.edu.vn

b. Thể loại

- Văn bản thông tin.

c. Bố cục 

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở khắp các bản làng”: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Đoạn 2: Còn lại: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

d. Tóm tắt nội dung tác phẩm

Văn bản đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

- Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.

- Ngoài ra họ còn sử dụng bè, mảng tương đối phổ biến.

- Người Kháng thường xuyên sử dụng thuyền độc mộc đuôi én.

- Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương chở lúa hoa màu, củi về nhà.

- Người Mông (H mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

1.2.2. Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

- Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức khéo ngược lại họ dùng sức voi, ngựa, vào việc vận chuyển.

Người Tây Nguyên dùng sức voi để di chuyển và kéo gỗ

- Để vận chuyển và lưu thông trên sông họ sử dụng thuyền độc mộc.

1.2.3. Ý nghĩa

- Những phương tiện đi lại của các dân tộc thiểu số đã thể hiện sự phát triển về trí tuệ họ đã biết sử dụng các phương tiện đi lại để giảm sức lao động con người.

- Phần nào đó thể hiện sự văn minh nhân loại.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Cung cấp thông tin về phương tiện đi lại vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nội dung được trình bày logic, cô đọng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ngôn ngữ phổ thông, trong sáng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu thuyền độc mộc của người Tây Nguyên.

Hướng dẫn giải:

- Mở đoạn: Giới thiệu thuyền độc mộc của người Tây Nguyên

- Thân đoạn:

+ Những chiếc thuyền độc mộc thường được đục từ một thân cây gỗ sao lớn nguyên vẹn

+ Mỗi con thuyền cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của người chế tác

+ Việc sử dụng thuyền độc mộc còn thể hiện sức mạnh của con người trong chế ngự thiên nhiên

- Kết đoạn: Cảm nhận của em về thuyền độc mộc của người Tây Nguyên

Lời giải chi tiết:

Thuyền độc mộc là một loại thuyền truyền thống có lịch sử từ lâu đời của đồng bào Tây Nguyên. Bắt nguồn từ nhu cầu di chuyển trên mặt nước của đồng bào Tây Nguyên, người dân nơi đây đã chế tác ra thuyền độc mộc từ thân gỗ sao có tuổi thọ hàng trăm năm.

Những chiếc thuyền độc mộc thường được đục từ một thân cây gỗ sao lớn nguyên vẹn, sau đó được gọt đẽo để thêm sức nâng và bớt lực cản của nước khi di chuyển trên mặt nước. Dần dần những chiếc thuyền độc mộc đã trở nên phổ biến và được người dân nơi đây sử dụng cho đến ngày nay.

Mỗi con thuyền cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của người chế tác. Từ xa xưa, các cộng đồng bản địa Tây Nguyên muốn đẽo được một chiếc thuyền độc mộc phải cần 5 - 7 thợ có sức vóc và kinh nghiệm để vào rừng sâu tìm cây, cây phải có chiều dài cả chục mét, thân cây vài người ôm mới có thể làm được con thuyền có độ dài phổ biến 5 - 6m, lòng thuyền rộng khoảng 0,5 - 0,6 m.

Để một thân cây gỗ nguyên khối không chỉ nổi và cân bằng trên mặt nước, mà còn lướt trên sóng, chịu sự điều khiển của con người đòi hỏi việc chế tác thật chính xác. Theo truyền thống, khi đã hạ thủy, người ta không được phép sửa chữa con thuyền thêm lần nào nữa. Công việc đo đạc, tính toán, đẽo thuyền phải thật chính xác. Thuyền phải cân đối suốt thân, mũi, đáy. Gắn với chiếc thuyền độc mộc, ngoài tri thức dân gian được tích lũy về chọn lựa gỗ, quy trình chế tác, cách thức sử dụng, các cộng đồng bản địa Tây Nguyên còn có những nghi lễ, phong tục tập quán…mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện cách ứng xử giữa con người với tự nhiên, rừng và sông nước.

Việc sử dụng thuyền độc mộc còn thể hiện sức mạnh của con người trong chế ngự thiên nhiên. Phải là những người có sức khỏe, sự dẻo dai và kinh nghiệm sông nước mới chèo lái được con thuyền trên những dòng sông nhiều ghềnh, thác. Trong kháng chiến chống Mỹ, bằng thuyền độc mộc, những người con bên dòng Pô Kô đã đưa bộ đội Cụ Hồ qua sông và vận chuyển vũ khí, quân trang, lương thực cho các mặt trận.

Ngày nay, thuyền độc mộc là lựa chọn lý tưởng để du khách có thể khám phá những thảm thực vật phong phú của đại ngàn. Hình ảnh chiếc thuyền độc mộc mảnh mai, in bóng mình trên mặt sông, hồ giữa mây trời đã trở thành nét đẹp đặc trưng của Tây Nguyên.

Hàng năm, ở nhiều nơi, cư dân dọc các con sông lớn, hồ của Tây Nguyên còn tổ chức hội đua thuyền độc mộc rất sôi động. Đến với Tây Nguyên hôm nay, tìm đến những lễ hội đua thuyền độc mộc để cùng chiêm ngưỡng di sản xa xưa, khám phá một biểu tượng văn hóa đặc sắc của con người nơi đây.

 

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, các em cần:

+ Nắm được các phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

+ Phân tích được ý nghĩa các phương tiện di chuyển trong đời sống văn hóa các dân tộc ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các loại phương tiện sử dụng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây những năm tháng gian khổ. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về đặc điểm các phương tiện của các dân tộc vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên cùng ý nghĩa của chúng trong đời sống văn hóa. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF