OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Bài thơ mùa xuân nho nhỏ thể hiện tình yêu da diết của tác giả với mùa xuân xứ Huế, qua đó tác giả muốn cống hiến mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân to đẹp của đất nước. Bài học Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải dưới đây sẽ giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Thanh Hải

Thanh Hải (1930-1980)

- Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. 

- Phong cách sáng tác: trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước

- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1962), Dấu võng Trường Sơn (1977), Mưa xuân đất này (1982)

1.1.2. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

a. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được ra đời vào tháng 11/1980 trong lúc đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh.

b. Bố cục 

- Phần 1: Khổ thơ đầu:  Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên đất trời.

- Phần 2: Khổ 2 và 3: mùa xuân đất nước, con người.

- Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Khát vọng cống hiến của nhà thơ.

- Phần 4: Còn lại: ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

c. Thể loại: Thơ 5 chữ

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Tóm tắt nội dung tác phẩm

Tấm lòng yêu da diết của tác giả với mùa xuân thiên nhiên đất trời, cùng với đó là ước nguyện chân thành muốn công hiến cho đất nước. Công hiến một mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân to đẹp của đất nước.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Mùa xuân của đất trời

- Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên với những hình ảnh gần gũi, bình dị nhất

+ Màu xanh của dòng sông

+ Màu tím của hoa

+ Màu tím của hoa như điểm tô thêm vẻ đẹp của ông

+ Sắc tím mang đậm chất Huế

“mọc” sức sống, trỗi dậy tươi mới của mùa xuân

- Âm thanh của mùa xuân

+ Tiếng chim chiền chiện hót

“giọt long lanh rơi” có thể là mưa hoặc sương

+ đưa tay hứng

- Tâm trạng say đắm của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân

→ Bức tranh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế đầy chất thi vị, thơ mọng làm đắm say lòng người.

1.2.2. Mùa xuân của đất nước

- Mùa xuân gắn liền với những hoạt động thường ngày:

+ “Cầm súng” bảo vệ tổ quốc

+ “Ra đồng” lao động xây dựng đất nước

- Hai hình ảnh găn liền với nhau, song hành với nhau là 2 nhiệm vụ quan trọng của đất nước

- “lộc", “mùa xuân” , “người" trải rộng trong không gian gắn liền với cuộc sống nhân dân

- “hối hả”, “xôn xao” không khí lao động nhộn nhịp, đầy phấn khởi

- Hình ảnh mùa xuân còn gắn liền với hình ảnh đát nước trải qua bốn ngàn năm lịch sử

- Ý chí kiên cường, không chịu khuất  phục của dân tộc

→ Mùa xuân của đất nước gắn liền với hoạt động thường nhật, không khí lao động hăng say.

1.2.3. Khát vọng cống hiến của tuổi trẻ

- Tác giả muốn là “một mùa xuân nho nhỏ" để hiến dâng cho cuộc đời bằng những gì đẹp nhất, bình dị nhất

- Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời là vô hạn của con người là hữu hạn

- Những nguyện ước của tác giả hóa thân thành những vật thân thuộc nhất để điẻm tô cho đời

+ “con chim hót” góp tiếng ca cho đời thêm vui tươi

+ “ nhành hoa” khoe sắc, góp hương cho đời

+ “nốt trầm” để tạo điểm nhấn cho đời

→ Tác giả không ước mơ lớn lao, mà muốn hoa thân thành những điều gần gũi, chân thật nhất để làm đẹp cho đời bằng tất cả lòng chân thành, nhiệt huyết nhất.

1.2.4. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước qua những điệu dân ca Huế

Những điệu hát thân thương của xứ Huế

+ “ta xin hát” giọng đầy tự hào, về lối sống nghĩa tình của cha ông

+ “Nam ai, Nam bình” là 2 điệu hát truyền thống đầy ngọt ngào của Huế

+ Dụng cụ dân tộc "phách tiền”

→ Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và suy tư về tuổi trẻ của đời người. Khát vọng muốn cống hiến những gì đẹp nhất cho đời.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ

- Nhạc điệu trong sáng, vui tươi

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng phép điệp từ ngữ

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ “lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Có thể tham khảo tài liệu báo, internet để hiểu rõ tác phẩm

- Phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ "lộc"

- Giải thích ý nghĩa câu "lộc dắt đầy trên lưng”

Lời giải chi tiết:

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm màm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

+ “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

→ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, các em cần:

+ Phân tích bức tranh mùa xuân của đất trời và của đất nước

+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả với đất nước và sự cống hiến thầm lặng

+ Phân tích ý nghĩa văn bản

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải đã thể hiện mong muốn được cống hiến thầm lặng cho đời thông qua bức tranh mùa xuân của xứ Huế và đất nước. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải đã mang đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên mùa xuân của xứ Huế và đất nước, qua đó giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng của tác giả. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF