OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Gò Me - Hoàng Tố Nguyên - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Qua bài thơ Gò Me, tác giả Hoàng Tố Nguyên đã khắc họa vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh với cuộc sống con người Nam Bộ giản dị, chịu khó. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ. Bài học Gò Me - Hoàng Tố Nguyên dưới đây sẽ giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Hoàng Tố Nguyên

- Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên (1929-1975) tên khai sinh là Lê Hoằng Mưu, quê ở xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

- Ông là nhà thơ lớn của đất nước. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)

- Tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

- Ông mất ngày 30 tháng 6 năm 1975 vì bệnh tim

- Phong cách nghệ thuật: thơ của ông có hình tượng sống mới, không dùng ngôn từ sáo rỗng

- Tác phẩm chính: Đổi đời (truyện thơ, 1955), Cô gái bần nông sông Hồng (truyện thơ, 1956), Đất nước (tập thơ, 1956)

1.1.2. Tác phẩm Gò Me

a. Xuất xứ

Bài thơ trích trong Tập thơ Gò Me gồm 13 bài xuất bản năm 1957

b. Bố cục 

- Phần 1: từ đầu… mê giọng hò : vẻ đẹp của thiên nhiên và con người

- Phần 2: Còn lại: ký ức tuổi thơ , và những điệu  hò

c. Thể loại: Thơ tự do

d. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm

e. Tóm tắt nội dung tác phẩm

Bài thơ miêu tả khung cảnh quê hương và vẻ đẹp con người của vùng đất Gò me. Tác giả kể lại những ký ức của tuổi thơ mình, cùng với đó là những điệu hò da diết, đắm say lòng người. Tất cả thể hiện tình yêu quê hương, cùng nỗi nhớ của một người con đi xa xứ.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người

- Tác giả miêu tả quê hương với những gì bình dị nhất

- Bức tranh quê hương được tác giả vẽ có cả âm thanh và ánh sáng

- Ánh sáng: nhiều màu sắc, cung bậc từ các khoảng thời gian khác nhau trong ngày:

+ Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe

+ Chói rực của mặt trời

+ Lung linh của vầng trăng khuya

- Âm thanh:

+ Rộn ràng của tiếng nhạc ngựa leng keng

+ Lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của khói

- Không gian: mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả

→Ánh sáng đa dạng, âm thanh rộn rã, không gian rộng lớn như níu lòng người con xa quê

- Hình ảnh người con gái Gò Me:

Hình ảnh người con gái Gò Me chăm chỉ, chịu khó

+ Má núm đồng tuyền

+ Cần cù làm việc, chịu thương chịu khó

+ Véo von giọng hò cổ truyền

+ Làm duyên e thẹn

→ Sự hồn nhiên, chăm chỉ, chịu khó của người con gái Gò Me

1.2.2. Tình yêu quê hương của tác giả

- Hình ảnh quê hương cùng những ký ức đẹp thời thơ ấu của tác giả:

+ Hình ảnh quê hương hiện lên bình dị, thân thuộc

+ Cắt cỏ, chăn bò

+ Nằm dưới hàng me

+ Tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

+ Với những điệu hò truyền thống của quê hương

→ Một bức tranh làng quê tươi đẹp với đầy đủ âm thanh, màu sắc.

- Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me

- Cách mở đầu bài thơ với cụm từ “Quê tôi đó” như một lời khẳng định, một giọng nói tự hào của người con khi nhắc về quê hương mình 

- Hàng loạt những khung cảnh gần gũi, đẹp đẽ hiện lên dưới đôi mắt trìu mến của tác giả

- Hình ảnh những cô gái Gò Me duyên dáng với điệu hò ngọt ngào, sự chăm chỉ chịu khó trong lao động, giản dị trong lối sống, sinh hoạt

→Một bức tranh quê hương tuyệt đẹp được vẽ bởi người con xa xứ bằng tất cả tấm chân tình, niềm tự hào của mình.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ khắc họa bức tranh cảnh sắc thiên nhiên tươi đep với đầy đủ âm thanh, màu sắc cùng những điệu hò quen thuộc những cô gái Gò Me duyên dáng, qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết bằng tất cả tấm chân tình, niềm tự hào của tác giả.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh độc đáo

- Thành công trong khắc họa nỗi nhớ của tác giả

- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê, cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào trong bài thơ Gò Me - Hoàng Tố Nguyên, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài thơ Gò Me - Hoàng Tố Nguyên, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Chú ý nội dung Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người của bài học

- Tìm hiểu thêm tài liệu về văn bản ở sách báo, tạp chí, internet

Kết hợp hiểu biết cá nhân để phân tích cảnh sắc Gò Me

Lời giải chi tiết:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh. Không gian được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông như “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”. Âm thanh nơi đây sống động, giàu nhạc điệu: âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá… Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày. Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện: nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sao; bướm chim bay lượn rập rờn; chim cu gáy giữa trưa hanh nồng; gió dìu xao xuyến bờ tre… Như vậy, thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Gò Me - Hoàng Tố Nguyên, các em cần:

+ Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người vùng đất Gò Me

+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương

+ Phân tích được ý nghĩa văn bản

Soạn bài Gò Me - Hoàng Tố Nguyên Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài thơ Gò Me - Hoàng Tố Nguyên đã thể hiện tình yêu quê hương da diết thường trực của tác giả thông qua bức tranh cảnh sắc thiên nhiên và con người bình dị nơi đây. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Gò Me - Hoàng Tố Nguyên Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Gò Me - Hoàng Tố Nguyên Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Gò Me, tác giả Hoàng Tố Nguyên đã mang đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, âm thanh cùng những hình ảnh đời thường của các cô gái Gò Me, từ đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

------------(Đang cập nhật)-------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF