OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một số câu tục ngữ Việt Nam - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Bao đời nay, dân tộc ta vẫn hay nhắc nhở, giáo dục con cháu bằng những câu tục ngữ nhằm truyền đạt kinh nghiệm sống, cách ứng xử trong xã hội. Bài học Một số câu tục ngữ Việt Nam dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về dự đóan thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất và các đạo lí làm người. Từ đó rút ra được thông điệp riêng cho bản thân. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Khái quát chung về tục ngữ

- Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử đời sống.

-  Đặc trưng về nội dung phán ánh của tục ngữ có 2 điểm đáng lưu ý :

+ Tục ngữ mang tính nhiều nghĩa.

+ Có nhiều câu tục ngữ mang nghĩa trái ngược nhau.

- Về nghệ thuật:

+ Tục ngữ cân đối chặt chẽ, dựa trên sự lập luận lô-gích và tương quan giữa các hiện tượng. Kết cấu của tục ngữ vừa mang chức năng cú pháp, vừa mang chức năng ngữ nghĩa. 

+ Tục ngữ thường có cách nói ví von, giàu hình ảnh.

1.1.2. Văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam

a. Xuất xứ

Văn bản trích từ Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1 và tập 2, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội, 2002, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân.

b. Các chủ đề chính

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên theo những chủ đề:

+ Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống về tự nhiên: 1, 2, 3, 4, 5

+ Tục ngữ phản ánh về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất: 6, 7, 8

+ Tục ngữ thể hiện triết lí dân gian của dân tộc: 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15

c. Thể loại: Tục ngữ

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống về tự nhiên

- Dự báo được sự biến đổi của thời tiết thông qua tự nhiên:

+ Hiện tượng chuồn chuồn bay, kiến cánh, mây kéo,...là dấu hiệu để dự đoán thời tiết ngày xưa.

+ Thông qua các hiện tượng ấy, con người chủ động hơn trong các đợt mưa lớn, hạn hán.

- Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau

Câu 1: 

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.

Câu 2:  

Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới

Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi thấy kiến cánh bay ra nhiều thì sắp có mưa lớn.

Câu 3: 

Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, 

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Mây ùn ùn kéo về phía biển thì trời nắng; mây kéo lên mạn ngược thì trời sắp có mưa to.

Câu 4: 

Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau.

Câu 5: 

Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt. Ngày mưa trời âm u nên tối sớm.

1.2.2. Tục ngữ phản ánh về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất

- Tục ngữ về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân lao động.

- Đó là những kinh nghiệm lâu đời có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên, quá trình sử dụng sức người biến cải thiên nhiên, quá trình xây dựng kĩ thuật sản xuất

- Những kinh nghiệm này được đúc kết vào tục ngữ, dần dần được phổ biến rộng rãi và trở thành tri thức về khoa học tự nhiên của nhân dân lao động.

- Tục ngữ về lao động phản ánh tập quán làm ăn lâu đời của nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp.

- Do nền kinh tế nông, ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên nhân dân hết sức chú ý quan sát khí hậu, thời tiết để phục vụ cho đời sống, sản xuất

Câu 6: 

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa.

Câu 7: 

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

Khí hậu nào thích hợp giống cây đó như mùa mắng trồng dưa mùa mưa trồng lúa.

Câu 8: 

Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

Nhấn mạnh kinh tế cao nhờ việc nuôi tằm.

1.2.3.  Tục ngữ thể hiện triết lí dân gian của dân tộc

- Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". 

- Thông qua tục ngữ, ý nghãi gửi gắm đến con người nhằm giáo dục, hướng con người đến những hành vi, ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức.

- Từ những triết lí dân gian, con người đưa ra những giải pháp tích cực làm cho cuộc sống trở nên tiến bộ.

Câu 9:

Người sống hơn đống vàng.

Trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. 

Câu 10:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

Câu 11:

Không thầy đố mày làm nên.

Phải biết ơn người thầy đã có công dạy dỗ mình, không có thầy sẽ không có chúng ta ngày hôm nay.

Câu 12:

Học thầy chẳng tày học bạn.

Học thầy thôi chưa đủ, học bạn bè cũng giúp chúng ta tiến bộ hơn rất nhiều.

Câu 13:

Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Nhắc nhở mỗi người về con đường học và làm cần phải tiếp thu không ngừng học hỏi.

Câu 14:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Khi thưởng thức những trái ngon, quả ngọt ta phải nhớ tới công ơn người trồng, chăm sóc, vun xới cây đó.

Câu 15:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản đã phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết từ mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), những kinh nghiệm sống mà trời trước muốn truyền lại cho người sau.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Trong bài Một số câu tục ngữ Việt Nam, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức, em thích câu tục ngữ nào nhất, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của câu tục ngữ đó.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ các câu tục ngữ trong bài Một số câu tục ngữ Việt Nam, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Chọn câu tục ngữ mà em yêu thích nhất

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển thi cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực, khó khăn của cuộc sống... Chính vì thế ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đầu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên - Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đến chàng trai đan sọt làng Phù Đổng... Tất cả đều đồng lòng sát cánh và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời. Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hổ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đạp trong học tập và rèn luyện.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Một số câu tục ngữ Việt Nam, các em cần:

+ Hiểu nội dung của từng câu tục ngữ

+ Phân tích bài học rút ra của từng câu tục ngữ

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài Một số câu tục ngữ Việt Nam đã mang đến cho người đọc những kinh nghiệm đúc kết về thời tiết, lao động sản xuất và cách ứng xử của người xưa để lại qua các câu tục ngữ. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Văn bản truyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Một số câu tục ngữ Việt Nam người đọc có thêm những bài học về tự nhiên, lao động sản xuất và cách ứng xử trong xã hội. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF