OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 10 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Thành ngữ là tập hợp từ cố định được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày và sáng tác văn học. Để giúp các em hiểu hơn về đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, HOC247 đã biên soạn, tổng hợp bài học Thực hành tiếng Việt trang 10 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thành ngữ

a. Khái niệm

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

b. Đặc điểm

- Thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể.

- Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc.

- Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên.

- Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Ví dụ:

(1) Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toán sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi.

(Vua chích chòe)

(2) Mọi người trong làng luôn đoàn kết, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cho nhau.

Ba cụm từ in đậm trong các câu trên đầu là những tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ. Nghĩa của mỗi cụm từ đậu hàm súc, có tính hình tượng. Đó là nghĩa chung của cả cụm từ chứ không phải là tổng số nghĩa của các lự.

Kẻ hầu người thi, Sơn hào hải vị, chia ngọt sẻ bùi là các thành ngữ. Là một loại cụm từ đặc biệt, nhiều khi cách kết hợp các từ trong thành ngữ không theo quy tắc thông thường.

1.2. Tác dụng của thành ngữ

Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình.

Ví dụ:

(1) Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho. 

(Sọ Dừa)

(2) Lần này hai đội lại gặp nhau, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.

Ở cầu (1), của ngon vật lạ có nghĩa là những thức ăn ngon, quý hiếm;

Ở câu (2), chưa biết mèo nào cắn mỉu nào có nghĩa là chưa biết ai thắng ai thua.

-->Việc dùng thành ngữ giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm thành ngữ trong bài thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

(Thương vợ - Tế Xương)

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Đặc điểm của thành ngữ để tìm các thành ngữ có trong bài thơ

- Dựa vào nội dung tác dụng của thành ngữ để phân tích tác dụng

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn. "Một duyên hai nợ" hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương công việc gia đình để nuôi chồng và con. Việc sử dụng thành ngữ này kết hợp với các cụm từ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc. Khi con người gặp nhau lần đầu tiên (một) và nếu có duyên thì sau đó họ sẽ gặp nhau lần thứ hai, thứ ba, và nhiều lần sau đó họ sẽ có thể có tình cảm với nhau. Hai nợ chính là nợ tình cảm từ kiếp trước và nếu có duyên và nợ thì họ sẽ đến được với nhau và gắn bó với nhau đến suốt cuộc đời. Dù cuộc đời có cực khổ khó khăn như lên thác xuống ghềnh thì họ sẽ vẫn mãi bên nhau. Thành ngữ "năm nắng mười mưa" thể hiện những gian lao vất vả cả bà Tú trải qua. Các thành ngữ trên đã làm cho ý thơ hàm súc mà thi vị, vừa có tính hình tượng, vừa có tính biểu cảm.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 10 các em cần:

+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của thành ngữ

+ Phân tích được tác dụng của thành ngữ

+ Vận dụng giải bài tập về thành ngữ cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 10 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, từ đó vận dụng thành ngữ vào bài viết hiệu quả, hợp lí hơn. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
OFF