OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Dục Thúy sơn - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam và nhân vật có tài năng xuất chúng khó tìm thời phong kiến. Các sáng tác của ông thường viết về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nhưng thông qua đó là tình yêu nước tha thiết, trong đó có bài Thúy Dục sơn. Tác phẩm tái hiện khung cảnh núi Dục Thúyvới vẻ đẹp kì vĩ thông qua tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tác phẩm, mời các em cùng tham khảo bài học Dục Thúy sơn thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Hoàn cảnh sáng tác

Dục Thuý sơn có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. 

1.1.2. Xuất xứ

- Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. 

1.1.3. Thể loại

- Dục Thuý sơn được viết theo thể ngũ ngôn luật thi, gọi tắt là ngũ luật – một thể của thơ Đường luật. Gồm năm chữ trong mỗi câu thơ tuân theo luật bằng trắc của luật thơ Đường.

1.1.4. Bố cục

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): vẻ đẹp của núi Dục Thúy

- Phần 2 (2 câu thơ cuối): nỗi niềm của Nguyễn Trãi

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Vẻ đẹp của núi Dục Thúy

a. Toàn cảnh:

- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

- Bóng của tòa tháp trên núi khi soi xuống mặt nước thì nhìn như chiếc trâm ngọc xanh đẹp.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới mặt nước như cô gái đang soi mái tóc dài mềm nhẹ của mình qua sự phản chiếu của ánh sáng.

Núi Dục Thúy - Thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình

=> Vẻ đẹp của núi Dục Thúy hiện lên chiếc mắt người đọc với một vẻ đẹp hoàn hảo, đầy sự thơ mộng và dịu nhẹ.

b. Cận cảnh:

- Dáng núi được ví như đóa hoa sen.

- Bóng tòa tháp trên núi như chiếc trâm ngọc khi soi xuống mặt nước.

- Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước thì giống như soi mái tóc biếc.

1.2.2. Nỗi niềm của Nguyễn Trãi

-  Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác. Nhiều bài thơ của ức Trai đều có cấu tứ cảm xúc tương tự. Nhà thơ trực tiếp thổ lộ tình cảm:

“Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khấp đòi phương”

- Gần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thúy, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu. 

- Nhà thơ xúc động bày tỏ tình cảm với nhà thơ Trương Hán Siêu của đời Trần. Ông là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. 

Đền thờ Trương Hán Siêu dưới chân núi Dục Thúy (Ninh Bình)

- Nỗi niềm mà Nguyễn Trãi muốn bày tỏ là nỗi niềm về một tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn”, nhìn cảnh thiên nhiên gợi nhớ về nhà thơ từng lỗi lạc một thời mà nay có còn đâu.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ ngũ luật linh hoạt

- Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, phép đối giàu nghệ thuật

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 

Bóng tháp hình trâm ngọc,

Gương sông ánh tóc huyền.

Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo

Bia khắc dấu rêu hoen”.

(Trích Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi)

a. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?

Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Bóng tháp hình trâm ngọc,

Gương sông ánh tóc huyền.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào tác văn bản Dục Thúy Sơn

- Tìm hiểu những nội dung chính về bốn câu thơ cuối bài

- Tham khảo một số tư liệu sách báo và internet về nhân vậtTrương Thiếu Bảo

- Kết hợp hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

a. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ trên là Trương Hán Siêu, ông là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. 

b. Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh bóng tháp in trên dòng ông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ.

→ tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp  thiên nhiên của núi Dục Thúy Sơn.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Dục Thúy sơn, các em cần:

+ Phân tích được vẻ đẹp núi Dục Thúy, từ bao quát đến cận cảnh

+ Phân tích được tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tâm trạng của tác giả

Soạn bài Dục Thúy sơn Ngữ văn 10 KNTT

Văn bản Dục Thúy sơn đã giúp người đọc hiểu hơn về núi Dục Thúy với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, từ đó khẳng định tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ của tác giả Nguyễn Trãi qua bài thơ. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Dục Thúy sơn Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Dục Thúy sơn Ngữ văn 10 KNTT

Dục Thúy sơn là bài thơ viết về cảnh hùng vĩ, đầy sức sống, qua đó thể hiện tính chất nhân văn đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF