OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Bài học Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội​ thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội, bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân với một vấn đề cụ thể. Đồng thời góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

- Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành một nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại.

- Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình.

- Qua đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

1.2. Các yêu cầu khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lý, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy lập dàn ý chi tiết cho bài nghị luận về vấn đề sống có trách nhiệm trong cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào phần nội dung kiểu bài và các yêu cầu khi viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

- Tìm kiếm dẫn chứng thông qua sách báo, internet về các bài nghị luận, tấm dương sống có trách nhiệm

- Kết hợp hiểu biết của cá nhân để lập dàn ý chi tiết

Lời giải chi tiết:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm sống có trách nhiệm

- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.
- Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.
- Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.

2. Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.
- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.
- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

3. Biểu hiện của sống có trách nhiệm

* Đối với học sinh:

- Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường
- Có tinh thần yêu nước. . .
- Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng
- Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.

* Đối với công chức:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho
- Hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
Không vì mục đích tư lợi cá nhân mà làm cho người khác bị thiệt thòi, ảnh hưởng.

* Đối với công dân:

- Thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.
- Biết chia sẻ và yêu thương
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu.
- Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ.
- Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm.
- Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa. . .

4. Ý nghĩa, vai trò của sống có trách nhiệm

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao
- Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ
- Có được lòng tin của mọi người
- Thành công trong công việc và cuộc sống
- Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

5. Bàn luận mở rộng

- Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

6. Bài học nhận thức và hành động

- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.
- Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong muốn.

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.
- Liên hệ bản thân: Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

+ Cách làm bài văn nghị luận bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 KNTT

Bài học Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF