OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 26 - Ngữ văn 10 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Khi viết hoặc nói, người ta thường sử dụng từ Hán Việt để thay thế một số từ chưa biểu đạt đúng ý nghĩa cần sử dụng. Đồng thời, từ Hán Việt giúp sắc thái ý nghĩa được trang trọng và nổi bật hơn. HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Thực hành tiếng Việt trang 26 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về từ Hán Việt và biết cách phân tích tác dụng của chúng trong các trường hợp cụ thể. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

1.2. Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt

- Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán Việt và từ thuần Việt đồng nghĩa, từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang

+ Biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng

+ Làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc

VD: Nói Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)…

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của chúng.

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung ôn tập từ Hán Việt

- Tham khảo các nghĩa của từ Hán Việt trong từ điển (chính thống).

Lời giải chi tiết:

Trong hai câu thơ trên, có các từ Hán Việt là:

- Thái bình

- Trí lực

- Giang san

Nghĩa của các từ Hán Việt trên:

- Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.

- Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ

- Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc

Tác dụng của chúng: Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực, nhấn mạnh nội dung chính của hai câu thơ là khẳng định sự tự do của đất nước và cho dù có giặc tới xâm lược thì nhân dân ta vẫn một lòng sẵn sàng chiến đấu để giữ hòa bình cho nước nhà.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 26, các em cần:

+ Nắm các đặc điểm chính của từ Hán Việt

+ Phân tích tác dụng của các từ Hán Việt

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 26 Ngữ văn 10 KNTT

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 26 sẽ giúp các em ôn tập nội dung Hán Việt. Qua đó biết cách phân tích và nêu tác dụng của các từ Hán Việt cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt trang 26 Ngữ văn 10 KNTT

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF