OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII


Đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột liên miên giữa các tập đoàn phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII có tác động đến sự chuyển biến về tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo của Đại Việt như thế nào? Cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để có thể trả lời câu hỏi này.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Nông nghiệp:

+ Ở Đàng Ngoài: Nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lấn chiếm ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. Đời sống nhân dân đói khổ vì tô, thuế, thiên tai, mất mùa.

+ Ở Đàng Trong: Nông nghiệp có bước phát triển. Tình trạng nông dân bị bẩn cùng hoá cũng diễn ra song chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài.

- Thủ công nghiệp:

+ Duy trì hoạt động của quan xưởng để phục vụ nhu cầu của vua quan, binh lính.

+ Nghề thủ công trong nhân dân: phát triển mạnh mẽ với nhiều làng nghề nổi tiếng khắp Đàng Trong, Đàng Ngoài.

+ Cây đèn gốm men lam xám: Dòng gốm men lam xám đại diện cho phong cách gốm thời Mạc, tiêu biểu là cây đèn gốm. Cây đèn có chiều cao 73,5 cm, đường kính miệng 16,5 cm, đường kính đáy 22 cm, trọng lượng 12 kg; gồm hai phần rời được khớp lại với nhau. Phần dưới cây đèn giống một chiếc mai bình, phần trên như bông sen nở. Cây đèn được trang trí hoa văn với các đề tài như: rồng yên ngựa, rồng trong lá để, răng cưa, vạch đứng song song, bông hoa tròn hình ngôi sao 8 cánh nhọn. Trên đèn có khắc thời gian tạo tác là năm 1582 – đời vua Mạc Mậu Hợp. Hiện vật này được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Cây đèn gốm men lam xám thế kỉ XVI

Hình 1. Cây đèn gốm men lam xám thế kỉ XVI- Bảo vật quốc gia (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội)

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong nước mở rộng qua hệ thống các chợ.

+ Buôn bán với nước ngoài phát triển. Các đô thị hưng thịnh và trở thành trung tâm buôn bán lớn, nơi giao thương với các thương nhân nước ngoài như: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia Định,...

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền phong kiến.

Thăng Long (Kẻ Chợ) thế kỉ XVIl (tranh vẽ của X. Ba-ron)

Hình 2. Thăng Long (Kẻ Chợ) thế kỉ XVIl (tranh vẽ của X. Ba-ron)

1.2. Tình hình văn hoá trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Tư tưởng, tôn giáo: Các tôn giáo có từ trước như Phật giáo và Đạo giáo được phục - hồi, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là Công giáo.

- Tín ngưỡng: Trong nhân dân vẫn giữ được các nét đẹp truyền thống.

- Chữ viết: Chữ Quốc ngữ ra đời và dần được sử dụng phổ biến.

- Văn học: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn, đặc biệt là thơ Nôm, truyện Nôm. Các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. Văn học dân gian có nhiều thể loại phong phú, đặc biệt thời kì này có truyện Trạng, truyện tiểu lâm với những bài học sâu sắc.

- Nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc với những tác phẩm chạm khắc tự nhiên, mềm mại mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân hoặc tượng Phật rất đặc sắc. Nghệ thuật sân khấu với nhiều loại hình rất đa dạng.

+Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc thời kì này. Tượng cao 235 cm, rộng 200 cm, được coi là một tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỉ XVII. Tượng được chạm khắc khéo léo với dáng hành đạo, thư thái, có nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi.

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

Hình 3. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII?

 

Hướng dẫn giải

- Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

+ Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do những cuộc xung đột kéo dài.

+ Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

+ Đời sống nông dân khổ cực, bị bần cùng hóa do: bị mất ruộng đất; phải chịu nghĩa vụ tô thuế và lao dịch nặng nề cho nhà nước phong kiến; tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... liên tiếp diễn ra.

 

Bài 2: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

 

Hướng dẫn giải

- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.

- Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.

- Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...

ADMICRO

Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế ở Đại Việt trong các thể kỉ XVI - XVIII.

- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 42 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF