OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII


Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong cũng như quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

Tượng chúa Nguyễn Hoàng (Điện Bàn, Quảng Nam)

Hình 1. Tượng chúa Nguyễn Hoàng (Điện Bàn, Quảng Nam)

- Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được các chúa Nguyễn đầy mạnh.

- Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng và thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới.

- Đến năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.

Sơ đồ một số nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII

Hình 2. Sơ đồ một số nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII

1.2. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải:

+ Biện pháp: lập 2 đội dân binh là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Thực thi: khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.

+ Ý nghĩa: từng bước xác lập chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

- Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa (cuối thế kỉ XVIII).

Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII

Hình 3. Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII

- Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII với dòng chữ “Bãi Cát Vàng” biểu thị quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa do chúa Nguyễn quản lí. Đây là bằng chứng quan trọng trong việc khẳng định hoạt động xác lập chủ quyền và quản lí của các chúa Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII diễn ra như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

 

Bài 2: Quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thể kỉ XVI - XVII.

- Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF