OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn


Sự ra đời Vương triều Mạc như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn? Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để trả lời các câu hỏi trên và tìm hiểu tình hình đất nước ta vào thời kỳ này như thế nào? 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào thời kì khủng hoảng, suy thoái.

- Các phe phái phong kiến xung đột và tranh chấp quyết liệt với nhau.

- Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra làm cho triều đình càng thêm suy yếu.

- Mạc Đăng Dung, một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc. Sau khi lên ngôi, ông đã thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Mạc Đăng Dung - Vị vua đầu tiên của nhà Mạc

Hình 2. Mạc Đăng Dung - Vị vua đầu tiên của nhà Mạc

- Có hai quan điểm đánh giá về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Triều Mạc.

+ Quan điểm của các sử gia phong kiến coi việc cướp ngôi vua là “nguỵ triều”, là việc làm “danh không chính, ngôn không thuận”, việc không nên làm.

+ Song các quan điểm khoa học mới nhất chứng minh rằng: Do Triều Lê đã đến lúc suy yếu, khủng hoảng nên sự ra đời của Vương triều Mạc là điều tất yếu. Nếu như không có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ là nhân vật khác, dòng họ khác lên thay thế.

Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở riêng. Chúng ta cần nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách khách quan, ghi nhận sự đóng góp (công) và cả những hạn chế (tội) của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc. Hiện nay, ở Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước có những đường phố được đặt tên của hai vị vua Triều Mạc. Ví dụ, ở Hà Nội có các phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông ở quận Cầu Giấy, ở nhiều tỉnh và thành phố lớn khác cũng có tên đường phố là Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, ... Điều này thể hiện quan điểm đánh giá khách quan, ghi nhận đúng những đóng góp của Triều Mạc trong lịch sử dân tộc.

Quảng Bình Quan (thuộc hệ thống di tích Luỹ Thầy, Quảng Bình)

Hình 2. Quảng Bình Quan (thuộc hệ thống di tích Luỹ Thầy, Quảng Bình)

1.2. Xung đột Nam – Bắc triều

- Nguyên nhân bùng nổ: Năm 1533, Nguyễn Kim (một võ quan trọng Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều, còn nhà Mạc được gọi là Bắc triều Xung đột giữa hai dòng họ diễn ra trong gần 60 năm của thế kỉ XVI, cuối cùng họ Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng.

- Hệ quả: Đất nước bị chia cắt, kinh tế đình trẻ, đời sống nhân dân đói khổ.

Lược đồ Nam - Bắc triều và Đàng Trong - Đàng Ngoài

Hình 3. Lược đồ Nam - Bắc triều và Đàng Trong - Đàng Ngoài

- Quan sát Lược đồ Nam – Bắc triều và Đảng Trong – Đàng Ngoài ta thấy vào thời kỳ này đất nước bị phân chia thành Đàng Trong – Đàng Ngoài:

+ Vị trí kinh đô, ranh giới phân chia, địa phận của hai đàng.

+ Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) thuộc sự cai quản của vua Lê, chúa Trịnh và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) thuộc các chúa Nguyễn.

- Sử dụng thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để hiểu thêm về tình hình đất nước thời kì này. 

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng nguyên dưới thời Mạc Đăng Doanh, được bổ nhiệm nhiều chức vụ, rồi được phong tước Trình Quốc Công nền nhân dân quen gọi ông là Trạng Trình. Ông sáng tác rất nhiều thơ văn chữ Hán, chữ Nôm.

Trong bài thơ Thương loạn, Nguyễn Bình Khiêm đã miêu tả tình hình đất nước thời kì này như sau:

                                                                   Cả một vùng từ đông sang tây

                                                                   Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy

                                                                   Chiến tranh cứ nối tiếp nhau

                                                                   Tai hoạ thật là cũng cực.

1.3. Xung đột Trịnh – Nguyễn

- Nguyên nhân bùng nổ: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, vì vậy con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh, Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).

Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ của X. Ba-ron)

Hình 4. Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ của X. Ba-ron)

- Hệ quả:

+ Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc?

 

Hướng dẫn giải

 

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng: Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt. Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

 

Bài 2: Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều?

 

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

=> Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 23 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 24 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF