Khí hậu và nguồn nước là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, cùng HOC247 tìm hiểu các tác động của khí hậu và nguồn nước đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở nước ta qua nội dung của Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, với lượng nhiệt, ẩm dồi dào là điều kiện thuận lợi để cây trồng, vật nuôi phát triển, cho phép sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất.
- Sự phân hoá khí hậu tạo nên khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp trên cả nước.
- Do chịu tác động của gió mùa và sự phân hoá khí hậu theo đại cao nên ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, nước ta còn phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới.
- Nước ta có nhiều thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của nông sản.
Hình 1. Một số ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
1.2. Ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch
- Khí hậu tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch, ...
- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.
- Ở khu vực đồi núi, sự phân hoá của khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, ... Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch.
- Sự phân hoá của khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở phía Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở phía Nam có thể diễn ra quanh năm.
Hình 2. Ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch
1.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông
- Nguồn nước sông được sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện,...
- Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước sông sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế, hạn chế lãng phí nước và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ các hệ sinh thái ở lưu vực sông; đồng thời góp phần phòng chống thiên tai (bão, lũ) trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Ví dụ:
+ Nguồn nước sông Hồng có ý nghĩa lớn đối với sản xuất và đời sống do được sử dụng vào nhiều mục đích. Song việc sử dụng gặp không ít trở ngại do chế độ nước sống chia thành hai mùa rõ rệt. Vào mùa lũ, lượng nước tập trung nhiều, đe doạ phá vỡ đê, gây ngập úng; mùa cạn, mực nước sông hạ thấp ảnh hưởng đến việc cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Những khó khăn đó được giải quyết nhờ sử dụng tổng hợp tài nguyên nước: Việc xây dựng các hồ thuỷ điện lớn trên hệ thống sông Hồng (thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La,...) vừa góp phần sản xuất điện, phát triển nuôi cá, du lịch,... vừa điều hoà mực nước sông để các hoạt động: giao thông vận tải trên sông, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, ... có thể tiến hành thuận lợi quanh năm.
Bài tập minh họa
Bài 1: Nêu những ảnh hưởng của sự phân hoá khí hậu đến hoạt động du lịch ở nước ta ?
Hướng dẫn giải
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…
+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…
+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão, ... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.
Bài 2: Trình bày những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp?
Hướng dẫn giải
- Thuận lợi:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Luyện tập Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Học xong bài này các em cần biết:
- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch. nổi tiếng của nước ta.
- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
- B. Môi trường nóng ẩm => sâu, bệnh phát triển
- C. Tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao
- D. Đáp án khác
-
- A. Tính chất nhiệt đới tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao
- B. Sự phân hóa khí hậu => sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp
- C. Phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới do chịu tác động của gió mùa và sự phân hóa khí hậu theo đai cao
- D. Nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp
-
- A. Sa Pa (Lào Cai)
- B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
- C. Đà Lạt (Lãm Đồng)
- D. Bà Nà (Đà Nẵng)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 126 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 128 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!