OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam


Mạng lưới sông, hồ, đầm ở nước ta có đặc điểm như thế nào? Sông, hồ, đầm có vai trò gì đối với môi trường tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung của Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức .

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sông ngòi

Bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam

Hình 1. Bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam

a. Đặc điểm chung

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên đất liền. Phần lớn là sống nhỏ.

+ Chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông,

+ Chế độ dòng chảy phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa lũ (70 – 80% tổng lượng nước cả năm).

+ Có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

b. Một số hệ thống sông lớn

Đặc điểm một số hệ thống sông lớn ở nước ta:

Hình 2. Một số sông lớn ở nước ta

1.2. Hồ, đầm

- Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Các hổ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

+ Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, khai khoáng, ....

+ Dịch vụ: Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch.

- Đối với sinh hoạt: Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn; đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

Hình 3. Một số hồ lớn ở nước ta

1.3. Nước ngầm

- Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Nước ngầm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,...) đặc biệt với các vùng khan hiếm nước mặt như Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Công nghiệp: Nước ngầm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất giấy, ...

+ Dịch vụ: Một số nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

- Đối với sinh hoạt: Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở nước ta.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?

 

Hướng dẫn giải

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.

+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, ...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).

 

Bài 2: Nêu vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất ở nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Nông nghiệp: Các hổ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Công nghiệp: Các hồ thuỷ điện là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, khai khoáng, ....

- Dịch vụ: Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông. Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch.

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 124 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 2 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 3 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF