OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 4: Khí hậu Việt Nam


Đặc điểm khí hậu Việt Nam như thế nào? Tại sao nói khí hậu Việt Nam có sự phân hóa đa dạng? Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 4: Khí hậu Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu các kiến thức liên quan vấn đề này.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Bản đồ khí hậu Việt Nam

Hình 1. Bản đồ khí hậu Việt Nam

a. Tính chất nhiệt đới

- Nhiệt độ không khí trung bình năm cả nước trên 20°C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

- Số giờ nắng đạt từ 1 400 – 3 000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 – 100 kcal/cm2/năm.

b. Tính chất ẩm

- Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.

- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1 500 – 2 000 mm/năm.

c. Tính chất gió mùa

Tính chất gió mùa đông và gió mùa hạ được thể hiện qua các đặc điểm về thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng, tác động - ảnh hưởng như sau:

Như vậy, gió mùa hạ có hướng tây nam là chủ yếu, gió mùa đông có hướng đông bắc, mùa bão ở nước ta thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12, bão thường tập trung nhiều nhất vào các tháng 8, 9, 10.

1.2. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam

a. Phân hóa theo chiều bắc – nam

Khí hậu trên phần đất liền của Việt Nam có thể chia thành 2 miền:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 B) trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

+ Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có 2 đến 3 tháng lạnh với nhiệt độ trung bình tháng dưới 18°C.

+ Nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở vào:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C.

+ Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

Bảng. So sánh đặc điểm khí hậu ở hai miền Việt Nam

b. Phân hóa theo chiều đông – tây

- Khí hậu nước ta có sự phân hoá giữa vùng biển và đất liền, giữa phía đông và phía tây của các dãy núi.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hoá phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. 

c.  Phân hóa theo độ cao

(Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn)

Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí tượng Lào Cai (độ cao 104m) và trạm khí tượng Sa Pa (độ cao 1583 m) thuộc tỉnh Lào Cai

- Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo độ cao.

- Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 – 700 m, miền Nam đến độ cao 900 – 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C.

- Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam thể hiện qua các đặc điểm nào?

 

Hướng dẫn giải

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều cao trên 20 độ C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.

 

Bài 2: Khí hậu Việt Nam phân hóa theo độ cao như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

- Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

+ Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

+ Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

+ Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.

- Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 113 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 113 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 115 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 117 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF