Cùng HOC247 tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến của các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII thông qua nội dung của Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII
Hình 1. Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ biết thu thuế và bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
- Cuộc sống cùng cực, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Hình 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
1.2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
- Phong trào nông dân Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm, bắt chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích khai hoang và cho nông dân lưu tán trở về quê.
- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh" tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Bài tập minh họa
Bài 1: Kể tên những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài?
Hướng dẫn giải
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.
Bài 2: Phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII có đặc điểm như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Quy mô: diễn ra quyết liệt trên đại bàn rộng khắp, trong phạm vi cả nước nhưng các phong trào còn mang tính địa phương chưa tạo thành phong trào chung.
- Thời gian: diễn ra lâu dài, liên tục, có những cuộc khởi nghĩa kéo dài đến 30 năm.
- Mục đích đấu tranh: chống chính quyền Lê - Trịnh, địa chủ, quan lại, ổn định đời sống.
- Lực lượng: thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, nông dân là lực lượng đông đảo nhất.
- Đặc điểm: diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- Tính chất: mang tính chất phong kiến.
- Kết quả: đều thất bại.
Luyện tập Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Học xong bài này các em cần biết:
- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
- Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Phong trào nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đối với xã hội Đại Việt giữa thế kỉ XVIII?
- A. Buộc vua Lê phải cải cách toàn diện đất nước.
- B. Khiến chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng.
- C. Buộc chúa Nguyễn thực hiện một số cải cách.
- D. Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
-
- A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.
- B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.
- C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
- D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.
-
- A. Thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
- B. Diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
- C. Hoạt động chủ yếu tại Thanh Hóa, Nghệ An.
- D. Nêu cao khẩu hiệu “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 3 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 7 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!