Mở đầu trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Thế kỉ XVIII chứng kiến những sự thay đổi làm “nghiêng trời lệch đất” ở Đại Việt mà khởi đầu là cuộc khởi nghĩa nông dân. Vì sao nông dân ở Đàng Ngoài lại đứng lên đấu tranh? Các cuộc khởi nghĩa ấy diễn ra và kết thúc như thế nào? Xã hội Đại Việt đã có những chuyển biến gì từ những tác động mà cuộc khởi nghĩa mang đến?
Hướng dẫn giải chi tiết Mở đầu
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học về cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài.
Lời giải chi tiết
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng; đời sống nhân dân cơ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương,… tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều thất bại.
- Tác động:
+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
-- Mod Lịch sử và Địa lí 8 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng 3 trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.