OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á


Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Ở châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng không ngoại lệ trở thành thuộc địa của Pháp. Trong giai đoạn này các phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ. Cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 18: Đông Nam Á trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã phân chia xong thuộc địa ở Đông Nam Á.

Hình 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

Hình 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra rộng khắp ở nhiều nơi, bao gồm các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia.

- Một số sự kiện của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX:

Một số phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

Hình 2. Một số phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

1.2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX

- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng với nhiều hình thức và sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

- Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903), Ong Kẹo (1901 – 1937) là những ví dụ về đấu tranh vũ trang.

- Tầng lớp tư sản dân tộc và các sĩ phu yêu nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam thúc đẩy cải cách, dân trí, dân quyền.

- Tầng lớp trí thức và công nhân cũng tham gia tích cực, bao gồm Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905).

- Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914) tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Liệt kê một số phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á vào nửa sau thế kỉ XIX?

 

Hướng dẫn giải

- Ở In-đô-nê-xi-a:

+ 1873 - 1903, diễn ra chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê (Aceh).

+ 1890 - 1907, diễn ra khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.

- Ở Việt Nam:

+ Từ 1885 - 1896, diễn ra phong trào Cần vương

+ Từ 1884 - 1913, diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế

- Ở Cam-pu-chia:

+ Từ 1864 - 1865, Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại lực lượng phong kiến đầu hàng và thực dân Pháp.

+ Năm 1876, Hoàng thân Si-vô-tha lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc

+ Từ 1885 - 1886, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.

 

Bài 2: Tại sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

 

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân khách quan: Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng; Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

+ Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

+ Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết: Nêu được một số sự kiện về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX,

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 18 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF