OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ấn Độ


Em có biết cũng như Việt Nam và các nước châu Á khác, Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của Đế quốc Anh. Vậy trong giai đoạn này tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Ấn Độ trong giai đoạn này như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 17: Ấn Độ trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình kinh tế

- Thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác thuộc địa Ấn Độ, biến nó thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp ở Anh.

- Các đồn điền chỉ trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện, gây thiếu hụt lương thực.

- Chính sách phát triển kinh tế này dẫn đến nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX.

Nạn đói ở Ấn Độ: Người bản địa chờ cứu trợ tại Ban-ga-lo (Bangalore)

Hình 1. Nạn đói ở Ấn Độ: Người bản địa chờ cứu trợ tại Ban-ga-lo (Bangalore) (báo Tin tức Luân Đôn (London News) ra ngày 20 - 10- 1877)

1.2. Tình hình chính trị, xã hội

- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh tại Ấn Độ gây ra đấu tranh của nhân dân với nhiều hình thức khác nhau.

- Năm 1857, cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ và lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.

- Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản.

- Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc đại).

- Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại đề ra chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.

Binh đoàn Xi-pay tấn công quân đội Anh tại trận Can-pua (Cawnpore) vào năm 1857

Hình 2. Binh đoàn Xi-pay tấn công quân đội Anh tại trận Can-pua (Cawnpore) vào năm 1857

- Trong năm 1905, Đảng Quốc đại đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Ben-gan và thu được thắng lợi vào năm 1911.

- Đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục, bao gồm cuộc nổi dậy của công nhân tại Bombay năm 1908.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ?

 

Hướng dẫn giải

- Chính quyền thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ với quy mô lớn, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc.

- Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện, ...

- Trên lĩnh vực công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến; mở mang giao thông vận tải, …

 

Bài 2: Tình hình xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là:

+ Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859);

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 - 1885;

+ Cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905);

+ Cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết: Trình bày được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 68 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 68 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 68 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF