OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại


Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại Chương trình Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo do HOC247 biên soạn với mong muốn giúp các em mở rộng kiến thức về đô thị và sự hình thành các nền văn minh cổ đại; các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân. Hi vọng đây sẽ là một bài học hay, lí thú giúp các em khám phá những kiến thức bổ ích trong thời kì trung đại châu Âu. Chúc các em học tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Hình 2.1. Thành phố A-ten (Athens) cổ đại ở Hy Lạp (tranh vẽ, thế kỉ XIX)

1.1. Đô thị và các nền văn minh cổ đại

a. Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông

- Phương Đông là nơi xuất hiện đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

- Các đô thị Lưỡng Hà cổ đại nằm giữa hai con sông Ti-gơ-rơ (Tigris) và Ơ-phơ-rát (Euphrates) đổ ra vịnh Ba Tư (Persian), đất bằng phẳng, vị trí dễ dàng kết nối với bên ngoài nên Lưỡng Hà là nơi đến của nhiều tộc người khác nhau.

Hình 2.2. Lược đồ đô thị ở Lưỡng Hà cổ đại

- Các nền văn minh cổ đại phương Đông hình thành và phát triển gắn với các đô thị - những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và điển hình cho trình độ phát triển của một nền văn minh.

- Vào thế kỉ VII TCN, Ba-bi-lon có quy mô lớn và sầm uất nhất thời bấy giờ.

- Sau thế kỉ IV TCN, Ba-bi-lon và những thành thị khác ở khu vực Lưỡng Hà dần suy tàn. Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại cũng sụp đổ theo những thành thị của nó.

Hình 2.3. Cảnh mua bán gỗ tuyết rùng ở Lưỡng Hà (phù diêu cung điện Xa-gon II (Sargon II), thế kỉ VIII TCN, Bảo tàng Lu-vrơ, Pháp)

b. Đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

- Các đô thị phương Tây cổ đại ra đời và phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Những sản phẩm nổi tiếng và có giá trị cao như rượu nho, dầu ô liu, vũ khí, đồ trang sức, đồ gốm, đồ da,... được đem bán khắp vùng Địa Trung Hải.

- Đồng thời, nhập về phần lớn là ngũ cốc.

- A-ten và Rô-ma là những đô thị có cảng biển lớn nhất thời bấy giờ.

Hình 2.4. Sơ đồ A-ten được vẽ vào tháng 9 - 1785 dựa trên thông tin từ các cuộc khai quật và các văn bản cổ. Bức tưởng dài được xây dựng để bảo vệ các thương gia khi họ đi từ A-ten đến cảng Pi-rê (Piraeus)

Hình 2.5. Nhập ngũ cốc ở cảng Ô-xti-a (Ostia), cửa sông Ti-bơ (Tiber) ở thành phố Rô-ma (tranh khắc trên lăng mộ, thế kỉ III)

- Những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại như: mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc, điêu khắc,... hầu hết khởi nguồn ở A-ten.

- Năm 146 TCN, sau khi A-ten và các đô thị của Hy Lạp bị chinh phục bởi người La Mã, Rô-ma bắt đầu giữ vai trò là trung tâm của vùng Địa Trung Hải cho đến năm 476.

1.2. Các đô thị châu Âu thời trung đại và vai trò của giới thương nhân

a. Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại

- Khoảng thế kỉ X - XI, sản xuất thủ công nghiệp trong các lãnh địa phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Đó là cơ sở cho sự xuất hiện trở lại của thành thị ở châu Âu.

- Thế kỉ XIV, châu Âu đã có hàng trăm đô thị, phần lớn đều tồn tại và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

Bảng thống kê các đô thị lớn ở châu Âu vào thế kỉ XIV

Tên đô thị Số dân (người)

Ba-xê-lô-na (Barcelona, Tây Bạn Nha)

Phi-ren-xê (I-ta-li-a)

Giê-noa (Genoa, I-ta-li-a)

Na-pô-li (Napoli, I-ta-li-a)

Rô-ma (Roma, I-ta-li-a)

Vơ-ni-dơ (Venice, I-ta-li-a)

Mi-la-nô (Milano, Ita-li-a)

Pa-ri (Paris, Pháp)

Luân Đôn (London, Anh)

Lu-bếch (Lubeck, Đức)

Cô-lô-nhơ (Cologne, Đức)

Hăm-buốc (Hamburg, Đức)

Nô-vô-gô-rốt (Novgorod, Nga)

35 000

80 000

84 000

60 000

40 000

90 000

80 000

80 000

40 000

25 000

40 000

17 000

10 000 - 30 000

b. Vai trò của thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại

- Thành thị châu Âu trung đại ra đời gắn với sự phát triển của thủ công nghiệp, sản xuất hàng hoá như len, đồ lông thú, đồ da, làm mũ, ...

- Thu nhập từ buôn bán cao hơn nên tầng lớp thương nhân càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị.

Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành những công dân hàng đầu của đô thị; cũng thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng.

- Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán (thương hội) với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài.

Hình 2.8. Lược đồ các thành phố thuộc liên minh Han-xe-tíc đầu thế kỉ XV

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Kể tên các đô thị lớn ở châu Âu vào thế kỉ XIV?

Hướng dẫn giải:

- Các đô thị lớn ở châu Âu vào thế kỉ XIV là:

  • Ba-xê-lô-na (Barcelona, Tây Bạn Nha)
  • Phi-ren-xê (I-ta-li-a)
  • Giê-noa (Genoa, I-ta-li-a)
  • Na-pô-li (Napoli, I-ta-li-a)
  • Rô-ma (Roma, I-ta-li-a)
  • Vơ-ni-dơ (Venice, I-ta-li-a)
  • Mi-la-nô (Milano, Ita-li-a)
  • Pa-ri (Paris, Pháp)
  • Luân Đôn (London, Anh)
  • Lu-bếch (Lubeck, Đức)
  • Cô-lô-nhơ (Cologne, Đức)
  • Hăm-buốc (Hamburg, Đức)
  • Nô-vô-gô-rốt (Novgorod, Nga)

Bài tập 2: Nêu những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại?

Hướng dẫn giải:

Những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại như: mô hình nhà nước dân chủ, văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc, điêu khắc, ...

ADMICRO

Luyện tập Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Phân tích được các điều kiện địa lí và lịch sử góp phần hình thành và phát triển một đô thị cổ đại và trung đại (qua một số trường hợp cụ thể).

- Trình bày được mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

- Trình bày được vai trò của giới thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 187 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1b trang 189 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 190 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 192 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 2 trang 192 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng 3 trang 192 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF