OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực


Để giúp các em bổ sung kiến thức về đặc điểm tự nhiên và những thay đổi về tự nhiên ở châu Nam Cực khi đối diện với biến đổi khí hậu toàn cầu, HOC247 xin gửi đến các em nội dung bài học Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

Hình 23.1. Bản đồ địa hình và khoáng sản châu Nam Cực

Hình 23.2. Lát cắt địa hình ở châu Nam Cực

- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày.

- Ngoài ra ở Nam Cực còn có các băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng bờ biển nông.

- Hai băng thếm lục địa lớn nhất ở Nam Cực là băng thềm Phin-xne (Filchner) và băng thềm Rốt (Ross).

b. Khí hậu

- Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh của thế giới

- Nhiệt độ quanh năm không bao giờ vượt quá 00C

- Lượng mưa trung bình hằng năm thấp.

Hình 23.3. Bản đồ phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực

- Châu Nam Cực là vùng khí áp cao và là nơi có nhiều gió bão nhất.

Hình 23.4. Bản đồ nhiệt độ của hai trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực

c. Sinh vật

Hình 25.5. Chim cánh cụt

- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên thực vật và động vật không thể tồn tại

- Thực vật: rêu, địa y, tảo, nấm

- Động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển.

d. Khoáng sản

- Châu Nam Cực có nhiều than đá và sắt, phân bố chủ yếu ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông, ...

- Ngoài ra, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.

1.2. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Hình 23.6. Băng tan ở Nam Cực

- Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nhanh trên phạm vi toàn cầu.

- Nhiệt độ trung bình, mực nước biển, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.

- Nhiệt độ Trái đất tăng làm cho lượng băng tan chảy ngày càng nhiều

- Tác động của lượng băng tan chảy ngày càng nhiều:

  • Làm thu hẹp địa bàn sinh sống của chim cánh cụt
  • Làm giảm số lượng loài
  • Làm thay đổi độ mặn của nước biển
  • Làm giảm sút khối lượng của các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể
ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Băng ở châu Nam Cực bị tan sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người cũng như sinh vật trên Trái Đất như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.

Bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực như sau:

- Làm thu hẹp địa bàn sinh sống của chim cánh cụt

- Làm giảm số lượng loài

- Làm thay đổi độ mặn của nước biển

- Làm giảm sút khối lượng của các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể

Câu 2: Vì sao châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới?

Hướng dẫn giải

Châu Nam Cực nằm ở vị trí từ vòng Cực Nam đến Cực Nam nên hằng năm nhận được bức xạ Mặt Trời rất ít. Đồng thời châu Nam Cực có khí hậu khắc nghiệt giá lạnh (lạnh nhất Trái Đất), là nơi khí áp cao có nhiều gió bão nhất hành tinh và có vận tốc gió trên 60km/h.

ADMICRO

Luyện tập Bài 23 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em:

- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

- Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 23 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 23 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 23 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 177 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1b trang 177 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1c trang 179 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1d trang 179 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 179 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 180 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 180 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 180 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF