OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1: Các cuộc phát kiến địa lí


C.Cô-lôm-bôPh.Ma-gien-lăng đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí, mang lại nhiều khám phá mới mẻ về các vùng đất trên thế giới. Để giúp các em tìm hiểu chuyến đi cũng như những tác động của những cuộc phát kiến đó, HOC247 xin gửi đến các em nội dung chi tiết bài Chủ đề chung 1. Các cuộc phát kiến địa lí môn Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Hình 1.1. Loại tàu Ca-ra-ven (Caravel) sử dụng trong chuyến thám hiểm của C.Cô-lôm-bô

1.1. Nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí

- Từ giữa thế kỉ XV, nhu cầu tìm kiếm vàng bạc, thị trường và hương liệu đã thôi thúc người châu Âu tìm đường sang phương Đông - xứ sở giàu có trong hiểu biết của họ lúc bấy giờ.

- Con đường buôn bán truyền thống với phương Đông trước đó bị người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm giữ.

- Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

  • Con người đã có quan niệm đúng đắn hơn về hình dạng Trái Đất; vẽ được các bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió, ...
  • Sự tiến bộ trong kĩ thuật đóng tàu - xuất hiện con tàu có bánh lái, hệ thống buồm hình tam giác để vượt đại dương
  • Có sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu

Hình 1.3. V.Gama gặp gỡ hoàng gia Ấn Độ (tranh vẽ, năm 1898)

Khi nhà thám hiểm Va-xcô Ga-ma tới được cảng Ca-li-cút của Ấn Độ vào năm 1498, người Ấn hỏi: "Người Bồ Đào Nha muốn gì?".  Va-xcô Ga-ma trả lời: "Thiên Chúa và gia vị". 

(Giôn P.Mác Kây, Lịch sử xã hội phương Tây, Sđd, trang 508)

Hình chụp la bàn xác định phương hướng

1.2. Một số cuộc đại phát kiến địa lí

a. Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô

- Tháng 8/1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ bắt đầu rời cảng Pa-lốt (Tây Ban Nha), đi về phương Tây, băng quan Đại Tây Dương.

- Tháng 10/1492, họ đặt chân lên hoàn đảo đảo là Xan Xab-va-đo.

- Tiếp theo, C.Cô-lôm-bô còn tiến hành ba cuộc thám hiểm đến châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502.

- Trong vài tháng đó, họ đã khám phá bờ biển đông bắc của Cu-ba và bờ biển phía bắc của Hi-xpa-ni-ô-la. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thực ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.

Hình 1.6. Lược đồ hành trình khám phá châu Mỹ của Cô-lôm-bô

b) Cuộc phát kiến địa lí của của Ph.Ma-gien-lăng

- Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ tìm đường đến quần đảo hương liệu Ma-lu-ku.

- Tháng 9/1519, đoàn thuyền 5 chiếc của Ma-gien-lăng bắt đầu rời Tây Ban Nha đi về phía tây, băng qua Đại Tây Dương, đến cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

- Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thám hiểm đã đến được Mác-tan (Phi-líp-pin) cuối năm 1520. Tại đây, Ma-gien-lăng đã chết trong một cuộc đụng độ với thổ dân trên đảo.

- Năm 1522, 18 thành viên còn lại trở về Tây Ban Nha, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên.

Hình 1.7. Lược đồ chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng (1519 - 1522)

1.3. Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử

Hình 1.8. Sự trao đổi cây trồng, vật nuôi giữa các châu lục sau các cuộc đại phát kiến địa lí

- Tích cực

  • Con người có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường, ... từ đó mở ra thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hóa, trao đổi hàng hóa, cây trồng, vật nuôi, ... giữa các châu lục.
  • Châu Âu được hưởng lợi lớn với khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu được mang về, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và sản xuất
  • Đầy nhanh quá trình tan rã của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.

- Tiêu cực

  • Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân
  • Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó là Hà Lan, Anh, Pháp, ... lần lượt chiếm đóng và phân chia thuộc địa ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á
  • Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ, sự hủy diệt người bản địa châu Mỹ và nền văn hóa của họ

Hình 1.10. Một khoang tàu chở nô lệ da đen từ châu Phi qua châu Mỹ (tranh khắc gỗ, thế kỉ XVII)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Những yếu tố nào tác động đến các cuộc phát kiến địa lí?

Hướng dẫn giải:

- Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

  • Con người đã có quan niệm đúng đắn hơn về hình dạng Trái Đất; vẽ được các bản đồ, hải đồ đi biển, có khái niệm về dòng hải lưu hay hướng gió, ...
  • Sự tiến bộ trong kĩ thuật đóng tàu - xuất hiện con tàu có bánh lái, hệ thống buồm hình tam giác để vượt đại dương
  • Có sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu

Bài tập 2: Nêu hành trình khám phá địa lí của đoàn thủy thủ C.Cô-lôm-bô.

Hướng dẫn giải:

- Tháng 8/1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ bắt đầu rời cảng Pa-lốt (Tây Ban Nha), đi về phương Tây, băng quan Đại Tây Dương.

- Tháng 10/1492, họ đặt chân lên hoàn đảo đảo là Xan Xab-va-đo.

- Tiếp theo, C.Cô-lôm-bô còn tiến hành ba cuộc thám hiểm đến châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502.

- Trong vài tháng đó, họ đã khám phá bờ biển đông bắc của Cu-ba và bờ biển phía bắc của Hi-xpa-ni-ô-la. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thực ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.

ADMICRO

Luyện tập Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Giải thích được nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc đại phát kiến địa lí.

- Mô tả được các cuộc đại phát kiến địa lý C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502), cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

- Phân tích được tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đối với tiến trình lịch sử.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1: Các cuộc phát kiến địa lí để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 1: Các cuộc phát kiến địa lí để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1 trang 181 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 2 trang 182 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 3 trang 185 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 186 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 186 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF