Bài tập Thảo luận trang 155 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Nội dung Hiệp định Giơnevơ:
- Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
2. Ý nghĩa:
- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.
- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 1 trang 152 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập Thảo luận 2 trang 152 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 1 trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 2 trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 1 trang 105 SBT Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 2 trang 108 SBT Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 3 trang 109 SBT Lịch sử 12 Bài 20
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Phương châm tác chiến của Bộ chính trị TW Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?
bởi Tường Vi 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
bởi hành thư 18/01/2021
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không là nguyên nhân để Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch 1954?
bởi Thúy Vân 18/01/2021
A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên
B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng
C. Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp
D. Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
A. Hoàng Hoa Thám
B. Quang Trung
C. Lê Hồng Phong 2
D. Trần Đình
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên và lớn nhất của quân đội ta.
B. Đây là chiến dịch diễn ra trong hoàn cảnh hai bên có sự chuẩn bị chu đáo.
C. Chiến dịch đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng hai phía.
D. Có tác dụng quyết định đến thắng lợi trên các mặt trận khác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
bởi Tay Thu 18/01/2021
A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất
C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ
D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
bởi Nguyễn Anh Hưng 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lý quốc tế nào?
bởi thanh hằng 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
bởi Nguyễn Thị Thúy 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta là sự kết hợp giữa mặt trận
bởi thanh hằng 18/01/2021
A. Kinh tế với chính trị.
B. Quân sự với kinh tế.
C. Kinh tế với ngoại giao.
D. Quân sự với chính trị.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
bởi thùy trang 18/01/2021
A. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù
B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
bởi Ban Mai 18/01/2021
A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài
B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài
C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn
D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Luận điểm nào sau đây không chứng minh cho luận điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?
bởi Ngọc Trinh 18/01/2021
A. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được quốc tế công nhận
B. Những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa xã hội đã được gây dựng
C. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế
D. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương không thể phủ định được quan điểm: “Hiệp định Giơnevơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17”?
bởi Phạm Khánh Ngọc 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là
bởi Nguyễn Thanh Thảo 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Ý nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là
bởi Anh Nguyễn 17/01/2021
A. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa- chiến tranh giải phóng
B. Khởi nghĩa- Chiến tranh giải phóng
C. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng khởi nghĩa
D. Đấu tranh chính trị- Khởi nghĩa từng phần- Tổng tiến công và nổi dậy
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
bởi Quynh Nhu 17/01/2021
A. Xây dựng hệ thống phòng tuyến công sự bao quanh đồng bằng Bắc Bộ
B. Tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh
C. Tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định vùng tạm chiếm
D. Chuyển hướng tiến công chiến lược vào phía Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?
bởi Nhật Duy 18/01/2021
A. Không. Vì đây chỉ là sự giúp đỡ đồng minh đơn
B. Có. Vì Mĩ đã đưa quân viễn chinh vào giúp Pháp xâm lược Đông Dương
C. Không. Vì Việt Nam không phải là điểm trọng tâm trong chiến lược toàn cầu
D. Có. Vì đàn áp cách mạng Việt Nam nằm trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?
bởi Quynh Nhu 18/01/2021
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?
bởi Bao Chau 18/01/2021
A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ
C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?
bởi Thùy Trang 17/01/2021
A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch
B. Đánh điểm, diệt viện
C. Đánh vận động và công kiên
D. Điều địch để đánh địch
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 18/01/2021
A. Tiếp tục tấn công vào nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
B. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất
C. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch yếu nhất
D. Chuyển hướng tấn công vào hậu phương của địch
Theo dõi (0) 1 Trả lời