Giải bài 1 tr 138 sách GK Sử lớp 12
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Hướng dẫn giải chi tiết câu 1
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa, vì:
- Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.
- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như : ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân độ Nhật, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, chấp nhận cho chúng một quyền lợi nữa…nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đnáh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trang các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947)
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 135 SGK Lịch sử 12 Bài 18
Bài tập Thảo luận trang 138 SGK Lịch sử 12 Bài 18
Bài tập 2 trang 138 SGK Lịch sử 12
Bài tập 1 trang 96 SBT Lịch sử 12 Bài 18
Bài tập 2 trang 99 SBT Lịch sử 12 Bài 18
Bài tập 3 trang 100 SBT Lịch sử 12 Bài 18
-
Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thái vận động của cách mạng tháng Tám năm 1945 với cách mạng Trung Quốc (1946-1949) là gì?
bởi An Duy 17/01/2021
A. Nổ ra ở thành thị rồi lan về nông thôn
B. Nổ ra ở nông thôn rồi tiến về thành thị
C. Nổ ra và thành thắng lợi ở thành thị
D. Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)
bởi Hong Van 18/01/2021
A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp
B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
C. Để tranh thủ thời gian củng cố, phát triển lực lượng
D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là gì?
bởi Dương Minh Tuấn 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kết thúc chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu đông (1950), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đều
bởi Ngọc Trinh 18/01/2021
A. có những chuyển biến tích cực về thế và lực.
B. đẩy quân Pháp lâm vào thế phòng ngự, bị động.
C. làm cho quân Pháp phải lệ thuộc nhiều vào Mĩ.
D. chuyển sang giai đoạn tiến công chiến lược.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, quân đội Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào?
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 17/01/2021
A. Đánh du kích
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện
D. Phục kích, truy kích
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau là điểm khác biệt cơ bản giữa hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương (1954)?
bởi Bảo khanh 17/01/2021
A. Tính chất hiệp định
B. Vấn đề rút quân
C. Vấn đề ngừng bắn
D. Vấn đề thừa nhận tính thống nhất của Việt Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều kiện tiên quyết của Việt Nam khi chấp nhận kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là gì?
bởi Tuấn Huy 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao từ năm 1949 Mĩ bắt đầu dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp?
bởi Hồng Hạnh 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao sự dính líu của Mĩ và Liên Xô đến cuộc chiến tranh Đông Dương lại khiến tính chất cuộc chiến tranh thay đổi?
bởi Trịnh Lan Trinh 18/01/2021
A. Vì cuộc chiến có dính líu đến nhiều nước và chịu sự chi phối của quốc tế
B. Vì không gian chiến tranh được mở rộng ra ngoài Đông Dương
C. Vì cuộc chiến khiến quan hệ quốc tế thêm căng thẳng, đối đầu gay gắt
D. Vì cuộc chiến đẩy hai bên tham chiến gần về hai cực Xô- Mĩ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông - Tây phản ánh chiến thuật gì của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Rơve?
bởi Nguyễn Thủy 18/01/2021
A. “Khóa then cửa”
B. Tạo hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc
C. Dùng người Việt đánh người Việt
D. Tập trung để tiến công chiến lược
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 không xuất phát từ lý do nào sau đây?
bởi Trịnh Lan Trinh 18/01/2021
A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ
C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới
D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nghệ thuật đánh điểm của quân đội Việt Nam được thể hiện như thế nào trong chiến dịch biên giới thu đông 1950?
bởi Nguyễn Anh Hưng 17/01/2021
A. Chọn Đông Khê là nơi quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp
B. Chọn Thất Khê là nơi án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp
C. Chọn Cao Bằng là nơi ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ
D. Chọn Đông Khê là nơi có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lối đánh nào sau đây không được quân đội Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
bởi Tieu Giao 17/01/2021
A. Đánh điểm
B. Truy kích
C. Diệt viện
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
bởi Bảo Hân 18/01/2021
A. loại hình chiến dịch
B. địa hình tác chiến
C. đối tượng tác chiến
D. lực lượng của tham chiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những thắng lợi của Việt Nam trong những năm 1950-1953 phản ánh tính đúng đắn của đường lối gì?
bởi Hoang Viet 18/01/2021
A. Độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã hội
B. Đánh lâu dài
C. Kháng chiến - kiến quốc
D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
bởi My Hien 18/01/2021
A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”
B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”
D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chủ yếu làm cuộc đấu tranh ngoại giao thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thắng lợi là
bởi Lê Minh Hải 17/01/2021
A. Kẻ thù ngoan cố.
B. Ta chưa có đủ thực lực.
C. Bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi.
D. Sự chống phá của các lực lượng thù địch.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Xuất thân từ nông dân.
B. Bị bóc lột nặng nề.
C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
D. Xuất thân từ nông dân. Liên hệ máu thịt với nông dân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận định nào không đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?
bởi Nguyễn Trà Giang 17/01/2021
A. Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và chiến đấu.
B. Là lòng dân ở vùng địch chiếm đóng.
C. Bao gồm cả sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Chỉ bao gồm vùng tự do của ta.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu EU?
bởi Lê Tấn Thanh 17/01/2021
A. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển.
B. Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.
C. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.
D. Liên kết với nhau để trở thành trung tâm đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp (06 - 03 - 1946) là:
bởi Bin Nguyễn 17/01/2021
A. Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
B. Ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.
C. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
D. Chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức Phôngtennơblô không thu được kết quả vì
bởi Lê Tường Vy 17/01/2021
A. Pháp lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam.
B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam.
C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
D. Pháp có những khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam đã kết hợp đúng đắn vấn đề
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 17/01/2021
A. Kinh tế và chính trị.
B. Dân tộc và quân chủ.
C. Dân tộc và giai cấp.
D. Phong kiến và tư sản.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc trong thu - đông năm 1947, Đảng ta đã ra chỉ thị nào?
bởi Bo Bo 17/01/2021
A. Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Sắm vũ khí, đuổi thù chung.
C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
D. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời