Bài tập 5 trang 100 SBT Lịch sử 12 Bài 18
Chứng minh tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1954).
Hướng dẫn giải chi tiết
- Tính chất chính nghĩa:
- Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật.
- Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.
- Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi thông qua việc kí kết Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946. Nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng,... Tất cả những điều đó thể hiện dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Trong bối cảnh “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa", Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
- Tính nhân dân
- Toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
- Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”.
- Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
- Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trong các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947)
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Kết quả lớn nhất ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là
bởi thuy tien 10/01/2021
A. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch
B. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc
C. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu
D. Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tài liêu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng
bởi Minh Thắng 11/01/2021
A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chính
B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng ản Đông Dương
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hậu cứ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt
bởi Phạm Huệ 26/07/2020
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Điểm tương đồng trong kế hoạch xâm lược giữa thực dân Pháp và các nước thực dân đế quốc khi tấn công xâm lược các nước khác là gì?
bởi Trần Hương 23/07/2020
Tl giúp em với ạTheo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Vì sao Trung Quốc và Liên Xô lại đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong năm 1950?
bởi Như Quỳnh 31/05/2020
Vì sao Trung Quốc và Liên Xô lại đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong năm 1950?Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Vành đai trắng là gì?
bởi Nguyễn Thị Ngọc Trân 31/05/2020
Vành đai trắngTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến bước phát triển của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930-1931 là gì ?
bởi Đỗ Thị Mai 31/03/2020
Theo dõi (1) 10 Trả lời -
Tướng của Pháp chủ trương đánh lên Việt Bắc 1947.
bởi Thư Opla 14/03/2020
tướng của pháp chủ trương đánh lên việt bắc 1947Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Mục đích quan trọng của chiến dịch biên giớiTheo dõi (0) 3 Trả lời
-
Nêu những thắng lợi của Quân và dân Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 -1954
bởi Dương Thị Ngân 14/02/2020
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Thắng lợi nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch rơve?
bởi Mim Khúc 13/02/2020
A, chiến thắng Việt Bắc Thu ĐôngB Chiến Thắng ở các đô thị.C chiến thắng Biên giới, Thu ĐôngD chiến thắng, Điện Biên PhủTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Giúp eTheo dõi (0) 0 Trả lời
-
Để đối phó với tối hậu thư của pháp 18/12/1946 đảng ta có chủ trương gì?Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Ngày 6/1/1946 nhân dân nước ta đã
bởi Ngọc Huyền 23/12/2019
Trả lời câu hỏiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ chiến dịch Việt bắc thu đông đến chiến dịch biên giới thu đông
bởi Giang Nguyễn Thị Tuyết 19/12/2019
Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ chiến dịch Việt bắc thu đông đến chiến dịch biên giới thu đôngTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Theo dõi (1) 2 Trả lời
-
Bằng kiến thức về công cuộc xây dựng hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Pháp?
bởi minh vương 16/12/2019
Bằng kiến thức về công cuộc xây dựng hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Pháp, hoàn thiện bảng sau:
1946-1950 1950-1954 Chính trị Kinh tế Văn hóa - xã hội
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930?
bởi hành thư 16/12/2019
Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.Đảng ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đánh giá tình hình Việt Nam và những thách thức đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn trong bối cảnh thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta vào giữa thế kỉ XIX.
bởi thi trang 15/12/2019
Đánh giá tình hình Việt Nam và những thách thức đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn trong bối cảnh thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta vào giữa thế kỉ XIX.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Thiết lập các xứ Thái, Nùng tự trị B. Thu hút lực lượng chủ lực của ta để tiêu diệt C. Khẳng định ưu thế về sức mạnh quân sự của pháp D. "Khoá cửa Biên giới Việt Trung"và "cô lập căn cứ địa Việt Bắc"Theo dõi (0) 0 Trả lời
-
Nêu các khuynh hướng cứu nước và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
bởi thu hảo 13/12/2019
Nêu các khuynh hướng cứu nước và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1867.
bởi trang lan 14/12/2019
Nêu đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1867.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng năm (1946-1950)
bởi Nguyễn Thị Thanh Thảo 09/12/2019
phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng năm (1946-1950)Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Sự giống nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu đông 1950
bởi Lê Quốc Phụng 05/12/2019
Sự giống nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu đông 1950Theo dõi (0) 2 Trả lời