OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930?

Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.Đảng ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?

  bởi hành thư 16/12/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930:

    • Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh hướng phong kiến, biểu hiện là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê...
    • Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản, biểu hiện ở hai xu hướng chủ yếu: 1- Xu hướng bạo động (đại biểu là Phan Bội Châu) với việc lập Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông du, thành lập Việt Nam Quang phục hội; 2- Xu hướng cải cách (đại biểu là Phan Châu Trinh) với việc thành lập trường học mới (tiêu biểu là Đông Kinh nghĩa thục), cuộc vận động Duy tân, biến thành bạo động trong phong trào đấu tranh chống thuế ở Trung Kì.
    • Phong trào yêu nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 có hai khuynh hướng: 1- Khuynh hướng tư sản, biểu hiện qua những cuộc đấu tranh chống độc quyền hải cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì, thành lập Đảng Lập hiến; thành lập các tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên cao vọng), lập các nhà xuất bản (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư), ra báo chí tiến bộ (Chuông rạn, Người nhà quê, An Nam trẻ...), đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, truy điệu và để tang Phan Châu Trinh; Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái; 2- Khuynh hướng vô sản, biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân theo phương hướng từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam:

    • Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản đều thất bại, chứng tỏ các các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản.
    • Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
      bởi thúy ngọc 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF