OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)


Đến với bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949). Nổi bật các sự kiện: Hội nghị Ian - ta; sự thành lập Liên Hiệp Quốc; sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hội nghị Ian - ta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc

- Hoàn cảnh lịch sử

  •  Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
  • Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
  • Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  • Việc phân chia thành quả chiến thắng.
  • Ngày  4 - 11/2/1945, một hội nghị được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Mỹ (Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin).

-Nội dung của hội nghị

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  • Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
  • Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á

- Ở châu Âu:

  • Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu.
  • Đông Béc lin: Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.

- Ở châu Á:

  • Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin.
  • Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á …
  • Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất.
  • Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

1.2. Sự thành lập Liên Hiệp Quốc

- Sự thành lập

  • Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
  • Ngày 2/10/1945 được coi là “Ngày Liên Hiệp Quốc “. Trụ sở đặt tại Niu Ooc (Mỹ)

- Mục đích

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.       

- Nguyên tắc hoạt động

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
  • Không can thiệp vào nội bộ các nước.
  • Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

- Các cơ quan chính: Có 6 cơ quan chính

  • Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
  • Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
  • Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.
  • Hội đồng kinh tế và xã hội: có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo xúc tiến việc hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc.
  • Hội đồng quản thác: giúp Đại hội đồng kiểm soát việc thi hành chế độ quản  thác ở các lãnh thổ mà LHQ ủy quyền cho một số nước quản lý, nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho cho các lãnh thổ đó đủ khả năng tiến tới tự trị hoặc độc lập.
  • Tòa án quốc tế: là cơ quan tư pháp của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp  giữa các nước  trên cơ sở luật pháp quốc tế, có 15 thẩm phán quốc tịch khác nhau, nhiệm kỳ 9 năm.
  • Các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác…

- Vai trò

  • Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
  • Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viên.
  •  Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốctháng 9/1977.
  • Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

1.3. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống - xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đối lập nhau gay gắt.

- Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau

+ Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc.

+ Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh khẳng định:

  • Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ
  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
  • Thỏa thuận về việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh…

+ Nhưng đến tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai vùng chiếm đóng của mình.

+ Tháng 9 - 1949, Mĩ - Anh - Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

+ Tháng 10 – 1949, đươc sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

- Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu

  • Trong những năm 1945 -1947, với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách: xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ…
  • Liên Xô cùng các nước Đông Âu kí nhiều hiệp ước kinh tế: trao đổi mua bán, tương trợ lương thực, thực phẩm...
  • Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập tăng cường sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, từng bước hình thành các nước xã hội chủ nghĩa.
  • CNXH trở thành hệ thống thế giới.

- Các nước Tây Âu 

  • Sau chiến tranh, Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (kế hoạch Mác san) nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng.

- Như vậy, ở Châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

- Với bài học này các em cần nắm:

  • Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, thời gian và địa điểm của hội nghị Ianta.
  • Sự hình thành, mục đích, nguyên tắc và vai trò của tổ chức Liên Hiệp Quốc.
  • Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập

2.1. Bài tập SGK

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 1 sẽ giúp các em nắm được các gợi ý trả lời câu hỏi.

2.2. Bài tập trắc nghiệm

Để cũng cố bài học, xin mời các em cũng làm bài Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 với những câu hỏi củng cố bám sát nội dung bài học. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3. Hỏi đáp bài 1 Lịch sử lớp 12

Nếu có thắc mắc cần giải đáp, các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp, cộng đồng HỌC247 sẽ hỗ trợ giải đáp.

>> Bài tiếp theo Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000)

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF