OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 8: Acid


Các em có biết vị chua của các loại trái cây như cam, chanh, me,... đều đến từ acid? Vậy acid là gì? Các em hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 8: Acid môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu về khái niệm, tính chất và một số acid thông dụng nhé. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm Acid

 Acid ban đầu được biết đến là những chất có vị chua như acetic acid có trong giấm ăn, citric acid có trong quả chanh, malic acid có trong quả táo.

- Từ acid xuất phát từ tiếng Latin là acidus – nghĩa là vị chua.

- Khái niệm về acid được phát biểu như sau: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

- Gốc acid trong các acid sau là: H (Hydrogen), H2SO4 (Sulfuric acid), HCl (Hydrochloric acid), HNO3 (Nitric acid).

1.2. Tính chất hoá học

- Acid thường tan được trong nước, dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ từ tim sang đồ.

+ Khi dung dịch acid phản ứng với một số kim loại như magnesium, sắt, kẽm... nguyên tử hydrogen của acid được thay thế bằng nguyên tử kim loại để tạo thành muối và giải phóng ra khí hydrogen.

- Tính chất của dung dịch hydrochloric acid:

+  Chuẩn bị: dung dịch HCl 1 M, giấy quỳ tím; hai ống nghiệm mỗi ống đựng một trong các kim loại Fe, Zn, ông hút nhỏ giọt.

+ Thực hiện: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch HCl vào máu giấy quỳ tím. Cho khoảng 3 mL dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.

+ Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học

+ Phản ứng giữa dung dịch HCl và kim loại Mg: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

1.3. Một số acid thông dụng

a. Sulfuric acid

- Sulfuric acid (H2SO4) là chất lỏng không màu, không bay hơi, snh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và toả rất nhiều nhiệt.

- Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc. 

- Sulfuric acid là một trong các hoá chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.1) và là hoá chất được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

 

b. Hydrochloric acid

- Dung dịch hydrochloric acid (HCl) là chất lỏng không màu.

- Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.2)

 

c. Acetic acid

- Acetic acid (CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5%.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng hoà tan bột sắt bằng dung dịch sulfuric acid.

 

Hướng dẫn giải

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

 

Bài 2. Hãy cho biết trong dạ dày của người và động vật chứa acid nào?

 

Hướng dẫn giải

Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là hydrochloric acid HCl.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

- Tiến hành được một số thí nghiệm đơn giản của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

- Nêu được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi Phần I trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi Phần II trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi Phần III.1 trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi Phần III.2 trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF