OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 10: Oxide


Dưới đây là nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 10: Oxide môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức do HOC247 tổng hợp và biên soạn. Nội dung chính của bài gồm khái niệm và tính chất hoá học của oxide. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về oxide

a. Khái niệm

 Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.

 

b. Phân loại

- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim. Oxide kim loại được tạo thành từ phản ứng của kim loại với oxygen.

- Ví dụ như phản ứng giữa Ba và O2 tạo ra BaO. Oxide phi kim được tạo thành từ phản ứng của phi kim với oxygen, ví dụ như phản ứng giữa C và O2 tạo ra CO2.

- Quy tắc gọi tên oxide

+ Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide.

+ Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide

+ Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:

+ (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide

+ (Tiền tố mono là một, di là hai, tri là ba, tetra là bốn)

Ví dụ: FeO đọc là iron(II) oxide, CO đọc là carbon monoxide hoặc carbon(II) oxide, CO2 đọc là carbon dioxide hoặc carbon(IV) oxide

1.2. Tính chất hoá học

a. Oxide acid

- Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

- Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, ban đầu dung dịch vẩn đục do tạo muối CaCO3 không tan.

- Các oxide acid (như SO2, SO3, P2O5...) phản ứng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Ví dụ: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.

- Để kiểm tra tính chất của oxide acid, ta có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách cho bột đá vôi và dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm, sau đó dẫn khí carbon dioxide vào để tạo thành khí carbonic, quan sát hiện tượng xảy ra.

b. Oxide base

- Các oxide base (như CuO, Na2O, CaO...) phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

- Để kiểm tra tính chất của oxide base, ta có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách cho bột CuO và dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm, sau đó quan sát hiện tượng xảy ra.

c. Oxide lưỡng tính

Oxide lưỡng tính (như Al2O3, ZnO...) tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch base tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

d. Oxide trung tính

Oxide trung tính (như CO, N2O...) không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base, không tạo muối.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?

 

Hướng dẫn giải

Oxide là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố gồm một nguyên tố khác và oxygen.

 

Bài 2. Oxide nào góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa acid?

 

Hướng dẫn giải

SO­2 góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa acid, bên cạnh đó còn có NO2.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Viết được phương trình hoá học (đơn giản) tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen. 

- Nêu được cách phân loại oxide acid, oxide base; tính chất hoá học của oxide.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 44 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 44 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 46 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 46 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF