OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 12: Phân bón hóa học


Phân bón là "Chất dinh dưỡng" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, nhờ hấp thu các chất dinh dưỡng mà cây có thể lớn mạnh và cho năng suất hiệu quả. Hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 12: Phân bón hóa học môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu về vai trò của các nguyên tố hoá học với sự phát triển của cây trồng; một số loại phân bón thông thường và cách sử dụng phân bón.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò của các nguyên tố hoá học với sự phát triển của cây trồng

- Vai trò của các nguyên tố hoá học trong phát triển cây trồng và phân bón hoá học: 

+ Các nguyên tố hoá học, như các nguyên tố vi lượng Zn, Mn, Fe, Cu,... đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của cây trồng. 

+ Nhu cầu nước và muối khoáng của từng loài cây và giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy cần phải bổ sung thêm các nguyên tố khoáng cho cây trồng bằng cách bón phân và tưới nước. 

+ Phân bón hoá học là một loại hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được sử dụng để tăng năng suất của cây trồng.

Bảng 12.1. Vai trò của một số nguyên tố đa lượng đối với cây trồng

Vai trò của một số nguyên tố đa lượng đối với cây trồng

 

1.2. Một số loại phân bón thông thường

- Phân đạm: Cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển thân, rễ, lá.

+ Các loại phân đạm thường dùng có thành phần chính là muối nitrate của kim loại như NaNO3, Ca(NO3)2 muối ammonium nitrate (NH4NO3), urea ((NH2)2CO), chúng đều dễ tan trong nước.

- Phân lân: Cung cấp nguyên tố phosphorus cho cây trồng, có nhiều loại như phân lân nung chảy, superphosphate đơn, và superphosphate kép.

+ Loại phân lân phù hợp với đất chua ít hay nhiều tùy vào từng loại đất.

+ Phân lân chủ yếu được sử dụng để bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng.

- Phân kali: Cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây, giúp cây chịu lạnh tốt hơn và hình thành các mô tế bào giúp cây cứng cáp.

+ Các loại phân kali thường dùng có thành phần chính là các muối sulfate của kali như KCl hoặc K2SO4.

- Phân NPK: Là phân bón có chứa các nguyên tố đạm, photpho và kali, tương ứng với các chữ cái N, P, K trong tên gọi.

+ Phân NPK được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất của cây trồng.

1.3. Cách sử dụng phân bón

- Phân bón đóng góp phần lớn vào việc tăng năng suất cây trắng, tuy nhiên nếu sử dụng phân bón không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người.

- Phân bón dư thừa sẽ bị rửa trôi khỏi đất, ngấm vào các mạch nước ngầm và đi vào sông hồ, gây ô nhiễm đất và nước hoặc phân huỷ ra khí ammonia, nitrogen oxide gây ô nhiễm không khí.

- Lạm dụng phân bón có thể gây tồn dư hoá chất trong thực phẩm, rất có hại cho sức khoẻ con người.

- Để giảm thiểu ô nhiễm cần bón phân đúng cách, không vượt quá khả năng hấp thụ của đất và cây trồng theo quy tắc bản phân “4 đúng” (đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi).

- Cần giảm sử dụng phân bón hoá học bằng cách tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ (phân huỷ rác thải hữu cơ) giàu chất dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, cây trắng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:

A. KOH

B. Ca(OH)2

C. AgNO3

D. BaCl2

 

Hướng dẫn giải

Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch AgNO3.

AgNO3 + NH4NO3 không phản ứng

AgNO3 + NH4Cl → AgCl (kết tủa trắng) + NH4NO3

⇒ Chọn C

 

Bài 2. Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam phân bón urea (NH2)2CO là

A. 46,67 gam

B. 63,64 gam

C. 32,33 gam

D. 31,33 gam

 

Hướng dẫn giải

\({{n}_{{{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}}CO}}=\frac{100}{60}=\frac{5}{3}\,\,mol\)

Phân bón urea có 2 nguyên tử nitrogen nên số mol nitrogen trong urea là:

\(\begin{align} & {{n}_{N}}=2{{n}_{{{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}}CO}}=\frac{10}{3}\,\,mol \\ & \Rightarrow {{m}_{N}}=\frac{10}{3}.14=46,67\,g \\ \end{align}\)

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được vai trò của phân bón cho đất, cây trồng.

- Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng.

- Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.

- Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF