Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 10 Đo tốc độ sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Để đo tốc độ của người đi xe đạp (hình bên), người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo nào?
-
Thảo luận 1 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy sắp xếp các thao tác theo đúng thứ tự khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
a. Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
b. Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
c. Nhấn nút START để bắt đầu đo.
-
Thảo luận 2 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
-
Thảo luận 3 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1
Bảng 10.1. Kết quả đo
-
Vận dụng trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống.
-
Giải bài 1 trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.
a) Đo tốc độ của một người.
b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.
-
Giải bài 2 trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Đo tốc độ chuyển động của quả bóng trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.
-
Giải bài 10.1 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Để đo tốc độ của một người chạy cự ly ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây.
B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
D. Cổng quang điện và thước cuộn.
-
Giải bài 10.2 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
-
Giải bài 10.3 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong một thí nghiệm đo tốc độ của xe đồ chơi chạy pin, khi cho xe chạy qua hai cổng quang điện cách nhau 20 cm thì thời gian xe chạy qua hai cổng quang điện được hiển thị trên đồng hồ là 1,02 s. Tính tốc độ chuyển động của xe.
-
Giải bài 10.4 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Xác định tốc độ của một người chạy cự li 100 m được mô tả trong hình dưới đây.
-
Giải bài 10.5 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì?
b) Lập kế hoạch và tiến hành đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Yêu cầu nêu rõ: dụng cụ đo, cách tiến hành và báo cáo kết quả.
-
Giải bài 10.6 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ chảy của dòng nước bằng vật nổi.
a) Em cần những dụng cụ nào để thực hiện phép đo này?
b) Mô tả cách đo tốc độ chảy của dòng nước.
-
Giải bài 10.7 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Bảng dưới đây cho biết thông tin về thành tích bơi ở cự li 50 m của một số nữ vận động viên quốc tế.
a) Tính tốc độ bơi của các vận động viên.
b) Để đo tốc độ bơi của một người, em cần những dụng cụ gì?
-
Giải bài 10.8 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí, bằng cách tạo ra tiếng thước gõ lên mặt bàn. Hai micro được kết nối với bộ đếm thời gian. Các cảm biến gắn trong bộ đếm thời gian thu nhận tín hiệu âm thanh đến mỗi micro và hiển thị trên màn hình khoảng thời gian từ lúc micro 1 nhận tín hiệu đến lúc micro 2 nhận tín hiệu.
a) Hãy trình bày cách tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.
b) Giả sử trong một lần đo, người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2m và khoảng thời gian hiển thị trên màn hình của bộ đếm thời gian là 0,0035 s. Tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.
-
Giải bài 10.9 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió.
a) Hãy trình bày cách tính tốc độ gió.
b) Trong một lần đo với chong chóng gió có bán kính 60 cm, người ta đếm được chong chóng quay 20 vòng trong thời gian 4,2 s. Tính tốc độ gió.
-
Giải bài 10.10 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Bảng dưới đây cho biết số chỉ của đồng hồ đo quãng đường trên một xe máy tại các thời điểm khác nhau kể từ lúc xuất phát (6 giờ 30 phút).
a) Xác định quãng đường xe đi được tính từ lúc xuất phát cho đến các thời điểm đã cho và điền vào bảng.
b) Tính tốc độ của xe trong các khoảng thời gian sau:
- Từ lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ.
- Từ lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30 phút.
- Từ lúc 6 giờ 30 đến 8 giờ.
c) Nêu nhận xét về chuyển động của xe.