OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 10: Đo tốc độ


Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn tóm tắt nội dung các ý chính trong bài, giúp các em học sinh đến nắm chắc nội dung cần học. Đây cũng sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô trong việc soạn KHTN bài 10 và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây

- Để đo tốc độ, cần đo quãng đường s vật đi được và thời gian chuyển động t của vật

- Chuẩn bị: Tấm ván phẳng (dài khoảng 50 cm đến 60 cm), thước, bút đánh dấu, đồng hồ bấm giây, quyển sách mỏng (dùng để nâng một đầu tấm ván), xe đồ chơi.

Hình 10.1. Thí nghiệm đo tốc độ của một xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây

- Cách đo:

+ Dùng thước đo độ dài quãng đường s vật đi được (đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích)

+ Giữ xe tại vạch xuất phát rồi thả cho nó chuyển động xuống dốc. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc xe bắt đầu xuất phát đến lúc xe chạm vạch đích.

+ Thực hiện ba lần đo, lấy giá trị trung bình của các phép đo

+ Dùng công thức \(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\) để tính tốc độ của xe đồ chơi.

1.2. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

- Cổng quang điện kết nối với đồng hồ đo thời gian hiện số được dùng để đo tốc độ của một vật diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn thay cho đồng hồ bấm giây. Cổng quang điện có vai trò như nút START và STOP để bắt đầu đo hoặc kết thúc đo.

- Chuẩn bị: Hai cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số, các dây dẫn, chiếc xe nhỏ có gắn tấm cản quang, quả nặng, ròng rọc (gắn cố định ở mép bàn), sợi dây chỉ (để nối xe với quả nặng), thước.

Hình 10.2. Thí nghiệm đo tốc độ của một chiếc xe nhỏ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

- Cách đo:

+ Bố trí thí nghiệm như trên Hình 10.2.

+ Nhấn công tắc RESET để đưa số chỉ của đồng hồ về giá trị 0,000. Chọn thang đo thời gian ở vị trí 9,999 s và kiểu đo thời gian theo MODE A\( \leftrightarrow \)B.

+ Giữ xe đứng yên rồi thả nhẹ cho xe chuyển động.

+ Khi tấm cản quang trên xe chắn cổng quang điện 1 thì đồng hồ bắt đầu đo và khi tấm cản quang chắn cổng quang điện 2 thì đồng hồ kết thúc đo. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm trên được hiển thị trên mặt hiện số của đồng hồ.

+ Đo khoảng cách giữa hai cổng quang điện bằng thước.

+ Tính tốc độ của xe trên đoạn đường giữa hai cổng quang điện.

Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: 

a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì?

b) Lập kế hoạch và tiến hành đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Yêu cầu nêu rõ: dụng cụ đo, cách tiến hành và báo cáo kết quả.

Hướng dẫn giải

a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết:

- Thời gian chuyển động của vật.

- Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.

b) Đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin.

- Dụng cụ: Xe đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây.

- Cách tiến hành:

+ Đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích. Đo quãng đường giữa hai vạch.

+ Cho xe bắt đầu chạy từ vạch xuất phát về hướng vạch đích đồng thời bấm nút Start trên đồng hồ.

+ Bấm nút Stop trên đồng hồ ngay khi xe vừa chạm vạch đích.

+ Tính tốc độ theo công thức: \(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)

Lưu ý: Thực hiện phương án trên với ít nhất 3 lần đo.

- Báo cáo kết quả:

Lần đo

Quãng đường (m)

Thời gian (s)

Tốc độ (m/s)

1

1

 

 

2

1

 

 

3

1

 

 

Bài 2: Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí, bằng cách tạo ra tiếng thước gõ lên mặt bàn. Hai micro được kết nối với bộ đếm thời gian. Các cảm biến gắn trong bộ đếm thời gian thu nhận tín hiệu âm thanh đến mỗi micro và hiển thị trên màn hình khoảng thời gian từ lúc micro 1 nhận tín hiệu đến lúc micro 2 nhận tín hiệu.

a) Hãy trình bày cách tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.

b) Giả sử trong một lần đo, người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2 m và khoảng thời gian hiển thị trên màn hình của bộ đếm thời gian là 0,0035 s. Tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.

Hướng dẫn giải

a) Cách tính tốc độ truyền âm thanh:

- Đo khoảng cách s giữa hai micro.

- Đọc giá trị thời gian t hiển thị trên màn hình bộ đếm thời gian.

- Tính tốc độ theo công thức \(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)

b) Tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí:

\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{1}},{\rm{2}}}}{{{\rm{0}},{\rm{0035}}}} \approx {\rm{343m/s}}\)

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể: Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 60 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 61 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.1 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.2 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.3 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.4 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.5 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.6 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.7 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.8 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.9 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 10.10 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF