Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 12 Ánh sáng, tia sáng sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng mà Trái Đất nhận được từ Mặt Trời trong 2 giờ nhiều hơn toàn bộ năng lượng mà con người tiêu thụ trong một năm. Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất bằng cách nào?
-
Câu hỏi 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng?
-
Luyện tập 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Với các dụng cụ: đèn sợi đốt, kính lúp, tờ bìa màu đen, nhiệt kế.
a) Hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để thu được năng lượng ánh sáng.
b) Trong thí nghiệm của em và thí nghiệm ở hình 12.1, năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
Hình 12.1. Thí nghiệm tập trung ánh sáng mặt trời bằng kính lúp
-
Luyện tập 2 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được mô hình của tia sáng.
- VIDEOYOMEDIA
-
Luyện tập 3 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng, hãy lên phương án và tiến hành thí nghiệm để tạo ra các chùm sáng trên mặt giấy
-
Vận dụng trang 68 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Hiện tượng nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng tối do Mặt Trăng tạo ra (hình 12.8a). Khi đó, ở một số vị trí trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
Tương tự như vậy, hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt trăng đi vào vùng tối do Trái đất tạo ra (hình 12.8b). Khi đó, ở một số nơi trên Trái Đất, người ta sẽ thấy Mặt trăng bị Trái Đất che khuất.
a. Hãy vẽ các tia sáng để xác định vùng tối trong mỗi hiện tượng này
b. Sử dụng một ngọn nến và các quả bóng có kích thước phù hợp thay thế Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng để kiểm tra kết quả thu được như hình vẽ ở câu a
Hình 12.8. Vị trí của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng trong hiện tượng nhật thực (a), nguyệt thực (b)
-
Giải bài 12.1 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Khi em soi gương vào buổi tối, để nhìn rõ ảnh khuôn mặt của mình trong gương, em nên chiếu sáng
A. khuôn mặt.
B. mặt gương.
C. ảnh khuôn mặt trong gương.
Giải thích lựa chọn của em.
-
Giải bài 12.2 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Đặt một ngọn nến đang cháy và ngọn nến tắt trước gương, ta quan sát thấy có 3 vùng bóng của nến (hình 12.1), em hãy giải thích nguyên nhân tạo ra các bóng tối 1, 2 và 3 trên hình.
-
Giải bài 12.3 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Đặt ngọn nến và vật cản sáng trước một màn chắn sáng sao cho tạo bóng nửa tối trên màn. Để mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát thấy ngọn nến có gì khác so với khi không có màn chắn?
A. Ngọn nến sáng yếu hơn.
B. Ngọn nến sáng mạnh hơn.
C. Không có gì khác.
D. Chỉ thấy một phần của ngọn nến.
-
Giải bài 12.4 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Lan cao 140 cm, em trai Lan cao 90 cm. Lan quan sát thấy bóng của hai chị em trên mặt đất dưới ánh sáng đèn đường có chiều dài bằng nhau. Bạn hãy dùng thước vẽ hình để giải thích hiện tượng Lan quan sát được.
-
Giải bài 12.5 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Cần phải đặt các ngọn nến như thế nào trước một quả cầu để tạo ra bóng của quả cầu lên màn chắn bằng bìa (hình 12.2) thu được như các trường hợp sau? Hãy vẽ hình cho các trường hợp b) và d).
-
Giải bài 12.6 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Vì sao trong phòng mổ người ta thường phải sử dụng nhiều đèn ở các vị trí khác nhau?
-
Giải bài 12.7 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn sợi đốt thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
-
Giải bài 12.8 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Bằng hiểu biết của mình về ánh sáng, em hãy giải thích tại sao lại quan sát thấy khoảng tối dưới chân đèn.