OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 12: Ánh sáng, tia sáng


Nội dung bài học Bài 12: Ánh sáng, tia sáng môn KHTN lớp 7 chương trình SGK Cánh diều được HOC247 trình bày bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản về ánh sáng, vùng sáng, vùng tối...Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết sau đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Năng lượng sánh sáng

- Thí nghiệm: Thu năng lượng từ ánh sáng

Nếu cầm kính lúp dưới ánh nắng mặt trời để tập trung ánh sáng lên đầu que diêm (hình 12.1) thì que diêm có thể bốc cháy.

Hình 12.1. Thí nghiệm tập trung ánh sáng mặt trời bằng kính lúp

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

Ví dụ: Mặt Trời, ngọn lửa.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ: Mặt Trăng là một vật sáng, nó không tự phát ra ánh sáng mà nó hắt lại một phần ánh sáng mặt trời chiếu vào.

1.2. Tia sáng

- Từ bề mặt của một vật phát sáng, ánh sáng phát ra theo mọi hướng. Khi ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, thuỷ tinh, nước,... ta thấy ánh sáng đi theo đường thẳng.

- Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng (hình 12.5).

- Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

- Ánh sáng truyền đi trong không gian thành những chùm sáng. Các chùm sáng có hình dạng và kích thước khác nhau.

- Có 3 loại chùm sáng thường gặp:

+ Chùm sáng song song: Là chùm sáng giới hạn bởi hai đường thẳng song song

+ Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng được giới hạn bởi hai đường thẳng cắt nhau.

+ Chùm sáng phân kì: Là chùm sáng giới hạn bằng hai đường thẳng loe ra.

Hình 12.4. Các loại chùm sáng

- Khi vẽ các chùm sáng, người ta quy ước: vẽ chùm gồm các tia sáng (hình 12.5a, b, c) hoặc chỉ vẽ hai tia ngoài cùng của chùm tia (hình 12.5d, e, f).

Hình 12.5. Biểu diễn các chùm sáng

1.3. Bóng tối, bóng nữa tối

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng có kích thước lớn hơn nguồn sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối (hình 12.6).

Hình 12.6

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối; có phần nhận được ít ánh sáng truyền tới, ta gọi là bóng nửa tối (hình 12.7).

- Tuỳ theo kích thước của nguồn sáng, vật chắn sáng và vị trí đặt chúng trước màn hứng mà kích thước bóng tối, bóng nửa tối trên màn hứng sẽ khác nhau.

Hình 12.7

1. Ánh sáng là một dạng của năng lượng.

2. Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên

chỉ hướng.

3. Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Bằng hiểu biết của mình về ánh sáng, em hãy giải thích tại sao lại quan sát thấy khoảng tối dưới chân đèn.

Hướng dẫn giải

Ta quan sát thấy khoảng tối dưới chân đèn là do ánh sáng từ đèn bị cọc đèn che khuất nên tạo ra bóng tối dưới chân của chính nó.

Bài 2: Lan cao 140 cm, em trai Lan cao 90 cm. Lan quan sát thấy bóng của hai chị em trên mặt đất dưới ánh sáng đèn đường có chiều dài bằng nhau. Bạn hãy dùng thước vẽ hình để giải thích hiện tượng Lan quan sát được.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng trên xảy ra là do khoảng cách từ vị trí của Lan và em trai tới nguồn sáng là khác nhau.

Bài 3: Một học sinh xác định độ cao của cột điện vào một ngày trời nắng. Học sinh này lần lượt đo chiều dài bóng đổ của một cái cọc cắm thẳng đứng có độ cao là 1 m và bóng của cột điện trên mặt đất. Kết quả đo chiều dài bóng của cọc và bóng cột điện lần lượt là 0,6 m và 4,5 m. Trình bày cách xác định độ cao của cột điện trong thí nghiệm nói trên của học sinh. Biết rằng các tia sáng từ Mặt Trời chiếu tới mặt đất được coi là chùm sáng song song.

Hướng dẫn giải

- Dùng thước vẽ đoạn AB dài 1 cm biểu diễn cái cọc (ứng với độ cao 1 m của cọc).

- Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,6 cm.

- Nối BO, đó là đường truyền ánh sáng từ Mặt Trời. Lấy CO dài 4,5 cm biểu diễn cái bóng của cột đèn.

- Vẽ đoạn CÐ cắt đường BO kéo dài tại Ð. CÐ biểu diễn chiều cao của cột điện.

- Từ hình vẽ, ta tính được: CÐ = 7,5 cm.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

- Thực hiện được thí nghiệm tạo ra mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 6 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 68 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 12.1 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.2 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.3 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.4 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.5 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.6 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.7 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 12.8 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF