OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 8: Tốc độ chuyển động


Tốc độ trung bình là gì? Bài tập tính tốc độ chuyển động được HOC247 biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng qua tài liệu này các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tốc độ trung bình là gì, đồng thời vận dụng tốt vào giải bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 SGK Kết nối tri thức. Sau đây là Bài 8: Tốc độ chuyển động mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm tốc độ

- Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:

+ Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

+ Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

- Thường người ta dùng cách 1, so sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian (cụ thể là trong cùng một đơn vị thời gian) để xác định sự "nhanh, chậm" của chuyển động. Nếu quãng đường đi được là s, thời gian đi là t thì quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian là:      v = s : t   (8.1)

Tốc độ = Quãng đường đi được : Thời gian đi quãng đường đó

- Thương số s/t đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

Đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian, gọi là tốc độ chuyển động.

1.2. Đơn vị đo tốc độ

- Vì v = s/t nên đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.

Bảng 8.1. Các đơn vị đo tốc độ thường dùng

- Trong Hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h. 1 km/h

1km/h = 1000m : 3600s  = 1/3,6 m/s = 0,28 m/s

1.3. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ

Bài tập ví dụ

Một bạn nhà ở cách trường 5 km đi học bằng xe đạp, xuất phát từ nhà lúc 6h 45 min đến trường lúc 7h15 min. Tỉnh tốc độ của bạn đỏ ra km/h và m/s. Coi bạn đó đi xe với tốc độ không đổi.

Tóm tắt

S= 5 km

t=7h 15 min - 6 h 45 min = 0,5 h

v = ?

Giải

Tốc độ đi xe đạp của bạn đó là:

\(\begin{array}{l}
v = \frac{s}{t} = \frac{5}{{0,5}} = 10km/h\\
v = \frac{{10}}{{3,6}} = 2,8m/s
\end{array}\)

- Công thức tính tốc độ: v= s/t

- Đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h: 1 m/s = 3,6 km/h.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Ở lớp 5, các em đã biết dùng công thức \(v = \frac{s}{t}\) để giải các bài tập về chuyển động đều trong môn Toán. Theo em, thương số \(\frac{s}{t}\) đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Tại sao?

Hướng dẫn giải

Thương số \(\frac{s}{t}\) đặc trưng cho tính nhanh, chậm của chuyển động vì nó cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Bài 2: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.

Hướng dẫn giải

Ngoài đơn vị m/s, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như:

+ km/h: Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông đường dài, ví dụ như xe máy đi từ Hà Nội lên Hải Phòng với tốc độ 60 km/h

+ Dặm/h: Đơn vị này thường xuất hiện trên tốc kế

Bài 3: Hai người cùng đo thời gian của một chuyển động bằng đồng hồ bấm giây nhưng lại cho kết quả lệch nhau. Em giải thích điều này như thế nào? Từ đó thảo luận về ưu điểm và hạn chế của phương pháp đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây.

Hướng dẫn giải

- Kết quả đo thời gian lệch nhau vì: thời điểm bắt đầu bấm để tính giờ lệch nhau hoặc thời điểm bấm kết thúc của chuyển động lệch nhau.

- Nhận xét về phương pháp đo tốc độ dùng đồng bồ bấm giây:

+ Ưu điểm: thiết bị là đồng hồ bấm giây gọn nhẹ, rẻ, dễ kiếm, dễ sử dụng.

+ Nhược điểm: độ chính xác khi đo thời gian chuyển động phụ thuộc vào người bấm đồng hồ có chuẩn hay không, nên dễ gây ra sai số.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi thời gian đi quãng đường đó.

- Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 46 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 47 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.1 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.2 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.3 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.4 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.5 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.6 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.7 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.8 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.9 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8.10 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF