OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông


HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 7 Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông chương trình SGK Kết nối tri thức, nhằm giúp các em học tốt chương trình môn Khoa học tự nhiên.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Yêu cầu

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video để trình bày và thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

1.2. Nguồn tư liệu

a. Sưu tầm tư liệu

- Có thể sưu tầm tư liệu để tham gia thảo luận dựa trên:

- Bài viết, hình ảnh, video trên các chương trình truyền hình, trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác (như internet,...) có liên quan đến những vấn đề sau đây:

+ Quy định về tốc độ giới hạn (tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu) của các phương tiện giao thông khác nhau nhằm bảo đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.

+ Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.

+ Tình hình vi phạm về tốc độ gây ra tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người điều khiển phương tiện giao thông và người tham gia giao thông ở địa phương mình.

b. Một số ví dụ về tư liệu cần sưu tầm

- Bảng quy định tốc độ tối đa của một số xe cơ giới áp dụng trên đường bộ không có giải phân cách cứng.

Hình 11.1.

- Biển báo tốc độ trên đường cao tốc           

Hình 11.2. Biển báo trên đường cao tốc:

Tốc độ tối đa khi không có mưa: 120 km/h

Tốc độ tối đa khi có mưa: 100 km/h.

- Biển báo khoảng cách trên đường cao tốc

Hình 11.3. Biển báo khoảng cách trên đường cao tốc

- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ được quy định như sau:

Bảng 11.1. 

+ Trường hợp điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tuỳ thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

- Quy tắc “3 giây” khi đi xe trên đường cao tốc:

+ Trên đường cao tốc thường có các biển báo khoảng cách giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn.

+ Vì khó ghi nhớ được đầy đủ bảng quy định khoảng cách giới hạn nên khi lái xe trên đường cao tốc, người ta có thể áp dụng quy tắc “3 giây” để tính gần đúng khoảng cách an toàn với xe trước:

Khoảng cách an toàn (m) = tốc độ (m/s) x 3 (s). 

- Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia về tình hình tai nạn giao thống từ năm 2016 đến năm 2020 và phân tích nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông.

                                                                                      Nguồn: Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia

- Qua phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông, cho thấy tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu xuất phát từ các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông dẫn đến tai nạn giao thông như đi không đúng làn đường, phần đường quy định, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định.

1.3. Thảo luận

- Để việc thảo luận có kết quả tốt, cần sử dụng các tư liệu đã sưu tầm được, các tư liệu tham khảo trong bài để trả lời được các câu hỏi sau.

+ Câu hỏi 1: Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (Xem Hình 11.1).

+ Câu hỏi 2: Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2.

+ Câu hỏi 3: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tim cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

+ Câu hỏi 4: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

+ Câu hỏi 5: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

- Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.

- Cần phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.

- Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ngoài do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:

+ Người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định giao thông, đi không đúng làn đường, lạng lách, đánh võng

+ Người tham gia giao thông chở hàng quá mức cho phép,...

Bài 2: Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Hướng dẫn giải

Tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn là:

+ Tỉ lệ gia tăng số vụ tai nạn giao thông càng cao

+ Tỉ lệ thương vong cao

+ Nếu xảy ra tai nạn, khả năng bị tàn tật rất lớn.

Bài 3: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?

Hướng dẫn giải

Tốc độ của ô tô là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{10}}{{0,56}} \approx 17,86(m/s) = 64,3(km/h)\)

→ Tốc độ của ô tô vượt quá giới hạn cho phép quy định trên làn đường (60 km/h).

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nếu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 4 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 5 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.1 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.2 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.3 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.4 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.5 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11.6 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF