OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian


Hôm nay HOC247 xin gửi đến các bạn đọc các lý thuyết và công thức quan trọng trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 chương trình SGK Kết nối tri thức thông qua Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian. Những công thức trong đây giúp ích rất nhiều cho các bạn, giúp cho các bạn tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã quên, đồng thời giúp các bạn vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra và thi học kì. Mời các bạn cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng

a. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

- Để vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho một chuyển động thì trước hết phải lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.

- Ví dụ, Bảng 10.1 ghi số liệu mô tả chuyển động của một ô tô chở khách trong hành trình 6 giờ đi từ bến xe A đến bến xe B trên một quốc lộ.

Bảng 10.1. Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Thời gian 0 1 2 3 4 5 6
Quảng đường 0 60 120 180 180 220 260

b. Vẽ đồ thị

- Dựa vào Bảng 10.1 để vẽ đồ thị quãng đường - thời gian (hoặc đồ thị s - t) để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật.

- Sau đây là cách vẽ đồ thị dựa trên các số liệu trong Bảng 10.1:

+ Vẽ hai đoạn thẳng Os và Ot vuông góc với nhau, gọi là hai trục toạ độ.

+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp (Hình 10.1).

Hình 10.1

- Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

+ Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s = 0 và t=0.

+ Xác định trên Hình 10.1 vị trí của các điểm 1, 2, 3, 4 lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1h, 2 h, 3 h, 4 h.

+ Nối các điểm O, 1, 2, 3 và 3, 4 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

+ Đường nối năm điểm O, 1, 2, 3, 4 trên là đô thị quãng đường - thời gian trong 4h đầu (Hình 10.2).

Hình 10.2

- Nhận xét:

+ Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3 h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng. Quãng đường đi được trong 3 h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.

+ Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động.

- Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi là một đường thẳng.

- Cách vẽ đồ thị quãng đường thời gian của chuyển động.

1.2. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

- Sử dụng được đô thị quãng đường - thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

- Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt?

Hướng dẫn giải

Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.

Bài 2: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham ra giao thông không tuân theo những qui định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Hướng dẫn giải

Những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham ra giao thông không tuân theo những qui định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

- Tốc độ của xe càng lớn, khi phanh xe càng mất nhiều thời gian, dẫn đến việc có thể lấn làn, lấn vạch kẻ đường. Khi cần phanh gấp dễ gây ra hiện tượng trượt dài trên đường gây nguy hiểm.

- Khi khoảng cách an toàn không đảm bảo, nếu xe phía trước dừng đột ngột, xe sau dễ đâm vào xe trước gây ra tai nạn.

- Khi tai nạn trên đường tham gia giao thông, có thể chỉ là 1 va chạm, cũng có thể tạo ra va chạm liên hoàn, gây thiệt hại lớn về người và của.

Bài 3: Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì?

Hướng dẫn giải

Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể tìm được quãng đường vật đi hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Vẽ được đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyến động thẳng.

- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ hay thời gian chuyển động của vật).

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.1 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.2 trang 32 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.3 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.4 trang 33 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.5 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.6 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.7 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.8 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.9 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10.10 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF