OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất


Ta đã biết các chất được cấu tạo nên từ nguyên tử mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hóa học. Vậy ta có thể nói: Chất được tạo từ nguyên tố hóa học có được không? Tùy theo có chất được tạo nên từ một, hai hay ba nguyên tố. Dựa vào đó, người ta phân loại chất. Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất môn Khoa học tự nhiên 7 SGK Kết nối tri thức dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phân loại chất.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn chất và hợp chất

a. Đơn chất

- Các chất như đồng (copper), dùng làm lõi dây điện, đúc tượng,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố đồng; than chì, dùng làm ruột bút chì, kim cương dùng làm đồ trang sức, mũi khoan,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố carbon; khí hydrogen dùng làm nhiên liệu,... chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hydrogen (xem Hình 5.2).

Hình 5.2. Ứng dụng của một số đơn chất

- Những chất kể trên được gọi là đơn chất. Vậy, đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

- Một nguyên tố thường chỉ tạo nên một dạng đơn chất.

- Tuy nhiên, một số nguyên tố có thể tạo nên các dạng đơn chất khác nhau. Ví dụ: carbon tạo nên các dạng đơn chất như than chì, than gỗ, kim cương; phosphorus tạo nên các dạng đơn chất như phosphorus đỏ, phosphorus trắng;...

- Đơn chất được phân loại thành kim loại, phi kim, khí hiếm, tạo nên từ nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng. Ở điều kiện thường, các kim loại (như đồng, sắt, nhôm,...) tồn tại ở thể rắn (trừ thuỷ ngân tồn tại ở thể lỏng); các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (như sulfur, carbon,...), thể khí (như hydrogen, nitrogen,...) và thể lỏng như bromine. Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí.

b. Hợp chất

- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Hiện nay, người ta đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau.

- Hợp chất chứa hai nguyên tố như nước chứa H và 0 và carbon dioxide chứa C và cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh; các loại khí đốt cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, có thành phần chính là hydrocarbon, chứa C và H; muối ăn chứa Na và C có vai trò giữ cân bằng nước trong cơ thể người;...

- Các hợp chất chứa ba nguyên tố như calcium carbonate chứa Ca, C và O là thành phần chính của đá vôi, được sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng và trong nông nghiệp; các loại đường chứa C, H và O như glucose, saccharose (đường ăn),... cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể người.

- Các chất phức tạp như protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, chứa các nguyên tố C, H, O, N,...

- Các hợp chất như nước, carbon dioxide, muối ăn, calcium carbonate,... là hợp chất vô cơ. Những hợp chất như glucose (có trong mật ong), saccharose, protein,... là hợp chất hữu cơ.

- Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

- Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.

1.2. Phân tử

a. Khái niệm 

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

- Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học.

Ví dụ: Hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau thành phân tử nitrogen (Hình 5.3a).

Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hoá học khác nhau.

Ví dụ: Phân tử hợp chất methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen (Hình 5.3b); phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen (Hình 5.3c).

Hình 5.3. Mô hình biểu diến phân tử của một số chất 

b. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Khối lượng của một phần tử được tính theo đơn vị amu..

Ví dụ: Khối lượng phân tử của nước (xem Hình 5.3c) bằng: 2.1+ 16 = 18 (amu).

- Phân tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

- Khối lượng phân tử được tính theo đơn vị amu, bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng   

Hướng dẫn giải

Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại thành:

- Đơn chất

- Hợp chất

Bài 2: Có nhiều loại bình chữa cháy, hình bên là một loại bình chữa cháy chứa chất khí đã được hóa lỏng. Loại bình này dùng để dập tắt hiệu quả các đám cháy nhỏ, nơi kín gió. Ưu điểm của nó là không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật.

Theo em, trong bình có chứa phân tử chất khí gì? Phân tử đó gồm những nguyên tố nào? Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất khí này là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

- Carbon dioxide không duy trì sự cháy nên được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ. Hơn nữa trong điều kiện thường, carbon dioxide ở thể khí → Không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật

→ Phân tử đó gồm 2 nguyên tố là C và O. Trong đó có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

Bài 3: Hãy cho biết những chất nào là đơn chất trong các chất sau:

a) Kim loại natri được tạo thành từ nguyên tố Na.

b) Lactic acid có trong sữa chua được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O

c) Kim cương được tạo thành từ nguyên tố C

d) Muối ăn được tạo thành từ các nguyên tố Na và Cl

Hướng dẫn giải

a) Được tạo thành từ 1 nguyên tố Na → Đơn chất

b) Được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O → Không phải đơn chất

c) Được tạo thành từ 1 nguyên tố C → Đơn chất

d) Được tạo thành từ 2 nguyên tố Na và Cl → Không phải đơn chất

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất và phân tử.

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.1 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.2 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.3 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.4 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.5 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.6 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.7 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.8 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.9 trang 20 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.10 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.11 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.12 trang 21 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.14 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.15 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5.16 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 5 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF