OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật


Nội dung bài giảng của Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo do ban biên tập HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng, điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật. Từ đó, đưa vào ứng dụng trong cuộc sống để tăng năng suất, cải thiện giống, ....

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

a. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, thức ăn, ... ảnh hưởng đến sinh sản của thực vật và động vật.

- Ở thực vật, nhiệt độ, độ ẩm, gió ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn, sự sinh trưởng của hạt phấn, ...

Ví dụ:

Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng, nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường.

Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 °C; khi nhiệt độ tăng quá 30 °C, mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.

Yếu tố độ ẩm: Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.

Yếu tố gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.

Yếu tố thức ăn: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở các giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể để tiếp lửa thứ hai trong năm.

b. Yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật

- Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật.

- Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loại là do hormone điều hoà sinh sản.

+ Ở thực vật có hormone kích thích sự nở hoa (hormone florigen).

+ Ở động vật có hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

- Tuỳ thuộc mỗi loài có đặc điểm sinh sản khác nhau về độ tuổi sinh sản, mùa vụ sinh sản và trung bình số con trong một lứa đẻ, con người đã ứng dụng hormone vào điều khiển sinh sản ở vật nuôi và cây trồng.

c. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật

- Con người đã chủ động tác động lên sinh vật một số yếu tố nhằm điều khiển sự sinh sản và đạt được mục đích mong muốn trong trồng trọt, chăn nuôi như tạo ra nhiều con giống trong thời gian ngắn; điều khiển thời gian ra hoa, khả năng đậu quả, ...

Hình 38.1. Sơ đồ điều khiển sinh sản ở cá

Hình 38.2. Sơ đồ cá sinh sản tự nhiên

1.2. Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống

Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính.

- Thụ phấn nhân tạo do con người thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

Ví dụ: Ở cà chua (vụ Xuân Hè), con người thụ phấn cho hoa ở các thời điểm chiếu sáng trong ngày cho tỉ lệ đậu quả khác nhau.

Hình 38.3. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày đến tỉ lệ đậu quả của cây cà chua

Hình 38.4. Thụ phấn nhân tạo ở dưa chuột

- Thụ tinh nhân tạo: Trong chăn nuôi, con người thực hiện thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số con sinh ra hoặc điều khiển giới tính của vật nuôi.

+ Điều khiển số con sinh ra: Ở động vật, biện pháp thụ tinh nhân tạo thường được sử dụng nhằm tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lửa.

Ví dụ: Con người chủ động sản xuất giống cá hồi bằng thụ tinh nhân tạo để tạo ra nguồn giống trong nuôi thương phẩm.

Hình 38.5. Sơ đồ sản xuất giống cá hồi bằng thụ tinh nhân tạo

+ Điều khiển giới tính: Trong chăn nuôi, muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm, ... cần tăng số lượng con đực.

Hình 38.6. Sơ đồ điều khiển giới tính đàn cá rô phi

1. Yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật bao gồm: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió, ...; yếu tố bên trong cơ thể sinh vật như hormone, loài.

Hormone là yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật, cụ thể hormone điều hoà sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.

2. Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tỉnh.

Trong chăn nuôi, sử dụng một số biện pháp điều khiển sinh sản để được đàn vật nuôi theo ý muốn như: điều khiển số con, điều khiển giới tính, ...

Trong trồng trọt, sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả sinh sản (tạo nhiều quả).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Con người đã chủ động điều khiển sinh sản của một số loài động vật theo ý muốn dựa trên cơ sở khoa học nào?

Hướng dẫn giải:

Dựa trên việc điều khiển một số yếu tố môi trường và hormone, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của động vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi. Ví dụ: chủ động trong việc nuôi vỗ cá bố mẹ và kích thích sinh sản bằng hormone.

Bài tập 2: Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ trong một đêm, kéo dài khoảng 15 đến 20 đêm). Biết rằng, thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè.

Hướng dẫn giải:

Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng kéo dài nên vào những thời gian ngày ngắn, thắp đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kích thích cho cây phân hoá để ra hoa và tạo quả trái vụ.

Bài tập 3: Giải thích ý nghĩa của sự thụ phấn nhờ con người ở thực vật và sự thụ tinh nhân tạo ở động vật.

Hướng dẫn giải:

- Ở thực vật, con người tham gia thụ phấn cho cây nhằm đảm bảo hiệu quả quá trình thụ phấn, sản phẩm quá trình thụ phấn đạt tỉ lệ cho hạt quả cao.

- Ở động vật, con người sử dụng hormone sinh sản tiêm cho động vật nhằm đảm bảo sản phẩm thụ tinh thu được có tỉ lệ cao.

ADMICRO

Luyện tập Bài 38 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích tại sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.

3.1. Trắc nghiệm Bài 38 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 38 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 38 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 38 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 175 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 175 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 175 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 176 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 176 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 176 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 177 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 177 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 178 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 178 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 178 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 178 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.1 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.2 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.3 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.4 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.5 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.6 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.7 trang 94 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.8 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.9 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.10 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.11 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.12 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.13 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.14 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 38.15 trang 95 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 38 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF