OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 37: Sinh sản ở sinh vật


Một trong những đặc điểm để phân biệt vật sống và không sống là quá trình sinh sản tạo thế hệ sau. Cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức về sinh sản của sinh vật qua nội dung bài giảng của Bài 37: Sinh sản ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm sinh sản

- Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Thông qua sinh sản, số lượng cá thể của loài tăng lên, điều này tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh sản của loài và hình thức sinh sản.

Hình 37.1. Sinh sản ở sư tử

Hình 37.2. Sinh sản ở dâu tây

- Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

1.2. Sinh sản vô tính ở sinh vật

a. Khái niệm sinh sản vô tính

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

- Hình thức sinh sản vô tính thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh; một số động vật như sứa, san hô, giun.

Hình 37.3. Sinh sản ở trùng biến hình

Hình 37.4. Sinh sản ở cây dây nhện

b. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Nhiều loài thực vật có khả năng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận rể, thân, lá.

Hình 37.5. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở sinh vật

- Cây con mới tạo thành có đặc điểm giống với cây ban đầu.

c. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

- Một số động vật có hình thức sinh sản vô tính như này chổi hoặc phân mảnh.

Ví dụ: Ở Ruột khoang, cơ thể mới được hình thành từ chối con mọc lên ở cơ thể mẹ, chổi lớn lên có thể tách khỏi cơ thể mẹ (như thuỷ tức) hoặc chồi tiếp tục phát triển trên cơ thể mẹ (như san hô).

Hình 37.6. Một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật

d. Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn

- Sinh sản vô tính duy trì được một số đặc điểm tốt từ cơ thể mẹ và tạo ra số lượng lớn có thể mới trong thời gian ngắn.

- Trong thực tiễn, con người thường ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống cây trồng bằng các biện pháp:

+ Giâm cành (mía, sắn, hoa hồng, khoai lang, ...)

Hình 37.7. Các bước giâm cành

+ Chiết cành (chanh, cam, bưởi, ...)

Hình 37.8. Các bước chiết cành

+ Ghép cành (một số cây ăn quả, cây cảnh)

Hình 37.9. Các bước ghép cành

+ Nuôi cấy tế bào mô ở thực vật (hoa lan, cà rốt, ...).

Hình 37.10. Nuôi cấy tế bào mô ở thực vật

1.3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

a. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

- Giao tử đực và giao tử cái có thể được sinh ta từ:

+ Một cơ thể (sinh vật lưỡng tính)

+ Hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính): cơ thể đực chứa giao tử đực và cơ thể cái chứa giao tử cái.

Hình 37.11. Sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật

b. Sinh sản hữu tính ở thực vật

- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật hạt kín.

- Các bộ phận của hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị hoa, nhụy hoa. Trong đó bộ phận sinh sản bao gồm nhị và nhuy.

Hình 37.12. Sơ đồ cấu tạo của hoa lưỡng tính

+ Nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa giao tử đực - hạt phấn)

+ Nhuỵ là cơ quan sinh sản cái (chứa giao tử cái – noãn).

+ Hoa có cả nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính (ví dụ: hoa bưởi, hoa cam).

Hình 37.13. Hoa lưỡng tính (hoa bưởi)

+ Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính (hoa bí ngô, hoa dưa chuột, hoa mướp, ...)

Hình 37.14. Hoa đơn tính (hoa bí ngô)

- Khi nhị và nhuỵ chín đồng thời, sinh sản ở thực vật bắt đầu với các sự kiện liên tiếp xảy ra như sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành và lớn lên của quả.

+ Sự thụ phấn xảy ra khi hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhuỵ. Khi hạt phấn bám lên đầu nhuỵ, hạt phấn nảy mầm tạo ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ theo vòi nhuỵ đến bầu nhuỵ và noãn. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử, hiện tượng đó gọi là sự thụ tinh.

Hình 37.15. Sinh sản ở thực vật

+ Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhuỵ biến đổi thành quả chứa hạt.

+ Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào. Song song với sự tạo quả, cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy dần khô và rụng.

+ Một số loại quả sau khi chín vẫn có lá đài và cuống hoa còn sót lại (quả củ, quả chuối).

Hình 37.16. Sự hình thành và lớn lên của quả

c. Sinh sản hữu tính ở động vật

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba giai đoạn:

+ Hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng)

+ Thụ tinh tạo thành hợp tử

+ Phát triển phối và hình thành cơ thể mới

- Hình thức sinh sản hữu tính ở động vật gồm

+ Động vật đẻ trứng: trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước (cá, một số loài lưỡng cư, ...) hoặc trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài (chim, bò sát, ...)

Hình 37.17. Sinh sản hữu tính ở gà

+ Động vật đẻ con: trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản của cá thể cái tạo hợp tử, phô; phôi phát triển thành con non trong cơ thể mẹ.

Hình 37.18. Sinh sản hữu tính ở mèo

d. Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Tuỳ thuộc vào nhu cầu sản phẩm, con người đã tác động vào từng giai đoạn khác nhau của sinh sản hữu tính để tạo ra được con giống vật nuôi, hạt giống cây trồng theo nhu cầu; tạo ra con lai có sức sống tốt, năng suất cao.

- Trong sinh sản ở thực vật, con người đã thụ phấn cho hoa bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảo bảo sự tạo quả.

1. Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

2. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Ở thực vật, sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

- Ở động vật, có một số hình thức sinh sản vô tính như mọc chồi, phân mảnh (tái sinh).

- Sinh sản vô tính duy trì được một số đặc điểm tốt từ cơ thể mẹ và tạo ra số lượng lớn có thể mới trong thời gian ngắn. Trong thực tiễn, con người ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành ghép cây, nuôi cấy mô thực vật để tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.

3. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Ở thực vật, hoa là cơ quan sinh sản hữu tính (thực vật hạt kín). Các bộ phận của hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh hoa (tràng hoa), nhị hoa (cơ quan sinh sản đực), nhụy hoa (cơ quan sinh sản cái). Hoa có cả nhị và nhuy được gọi là hoa lưỡng tính; hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhuỵ. Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử. Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.

- Ở động vật, quá trình sinh sản hữu tính gồm ba giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phối và hình thành cơ thể mới. Hình thức sinh sản hữu tính ở động vật gồm có động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), động vật đẻ con (thú).

- Sinh sản hữu tính đã tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ. Vì vậy, chúng thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi. Ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và đáp ứng nhu cầu của con người.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu khái niệm của sinh sản? Sinh sản gồm những dạng nào?

Hướng dẫn giải:

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở sinh vật

+ Sinh sản vô tính

+ Sinh sản hữu tính

Bài tập 2: Hãy nêu hai đặc điểm chỉ sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hưu tính.

Hướng dẫn giải:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Có duy nhất một cá thể ban đầu tham gia sinh sản.

Có một hoặc hai cá thể với giới tính khác nhau tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng tính).

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.

Bài tập 3: Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật.

Hướng dẫn giải:

Các giai đoạn gồm: Sự thụ phấn: hạt phấn rơi lên đầu nhuy; Sự thụ tỉnh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái trong bầu nhuy; Sự hình thành và chín của quả.

ADMICRO

Luyện tập Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được hai hình thức sinh sản này.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

- Mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính và phân biệt được với hóa đơn tính; mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả.

- Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy được ví dụ động vật đẻ con, động vật đẻ trứng.

- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

- Trình bày được một số ứng dụng của sinh sản vô tính (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô) và sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 10 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 14 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 15 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 16 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 17 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 18 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 19 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 20 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 21 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 22 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 23 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 24 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 25 trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 5 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.1 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.2 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.3 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.4 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.5 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.6 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.7 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.8 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.9 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.10 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.11 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.12 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.13 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.14 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.15 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.16 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.17 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.18 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.19 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.20 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.21 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.22 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.23 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.24 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.25 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.26 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.27 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.28 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.29 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 37.30 trang 93 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF